Trên con đường huyết mạch Trường Sơn khói lửa ấy là bao câu chuyện về những vẻ đẹp hào hùng và phẩm chất đáng quý của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Là một nhà thơ quân đội tiêu biểu gắn liền với Trường Sơn , Phạm Tiến Duật đã lấy cảm hứng từ hình ảnh những chiếc xe không kính dũng cảm ngày đêm vượt qua bom đạn hiểm nguy để sáng tác ra bài thơ mang chất giọng hồn nhiên , sôi nổi , trẻ trung , tinh nghịch mà sâu sắc : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Bài thơ được sáng tác năm 1969 , trên chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống nơi chiến trường , đã khắc họa thật chân thực mà tinh tế hình ảnh những chiếc xe không kính thời chiến và vẻ đẹp của những người lính lái xe , cũng như vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Bài thơ bao gồm 7 khổ thơ , nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhất là khổ thơ đầu tiên.
Ngay từ hai câu thơ đầu tiên , hình ảnh chiếc xe không kính đã được vẽ lên trước mắt ta bằng câu thơ gợi nhiều hơn tả.
" Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi "
Chiếc xe vốn hoàn hảo , lành lặn , nhưng bởi sự tàn khốc ác liệt của chiến tranh đã tàn phá chiếc xe không còn được nguyên vẹn . Trên con đường dài gập ghềnh với bao hiểm nguy và bom giật , bom rung , kính của những chiếc xe đã vỡ khiến chiếc xe trở nên trơ trọi " không có kính ". Tiếp đó , một hình ảnh vừa lạ lại vừa chân thực như hiện trước mắt người đọc , đó là tư thế lái xe của những người lính cầm lái :
" Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng "
Tưởng chừng như đó là cái dáng ngồi khoan thai , thong thả đi dạo chơi trên đường phố chứ không phải trên tuyến đường Trường Sơn mưa bom bão đạn . Mặc cho bom đạn của quân thù , mặc sự hiểm nguy luôn rình rập , từ " ung dung " ấy hiện lên như khắc sâu vào tâm trí người đọc tâm thế của những người lính anh dũng ấy. Nó cho ta thấy một tư thế hùng dũng và hiên ngang của những người lính luôn sẵn sàng vì nhiệm vụ . Ấn tượng trên cả là cái nhìn - một cái nhìn khoáng đạt được hiện lên chân thực qua ngòi bút của nhà thơ gắn liền với Trường Sơn . " Nhìn đất " để lái xe , " nhìn trời " để tránh bom đạn của kẻ thù , và " nhìn thẳng " vào tương lai phía trước, cũng chính là nhìn thẳng vào gian khổ , khó khăn trước mắt . Điều đó giúp ta thấy được sự dũng cảm bất khuất , không hề run sợ , né tránh của những trái tim dũng cảm , những con người chân chính . Hai chữ " ta ngồi " kết hợp với điệp từ " nhìn " được láy lại ba lần cùng giọng thơ đĩnh đạc đã giúp Phạm Tiến Duật dựng nên thành công tư thế hiên ngang , kiên định , bất khuất của những người lính lái xe .
Đối diện với những khó khăn , gian khổ của chiến trường , họ bình tĩnh :
" Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái."
" Gió " được nhân hóa qua biện pháp chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng " xoa mắt đắng ". Và hình ảnh " thấy con đường chạy thẳng vào tim " hiện lên thật lãng mạn trên cái hiện thực khó khăn , khốc liệt của chiến tranh . Đó phải chăng là một lời nhắn nhủ của các chiến sĩ : con đường chiến đấu , con đường đến với miền Nam ruột thịt , là con đường của trái tim , được sự chỉ dẫn của trái tim . Những từ " nhìn " , " thấy ", " sa ", " ùa " có tác dụng như khiến chúng ta thấy được hình ảnh hiện lên trước mắt là những chiếc xe đang lướt nhanh , băng mình qua mưa bom , bão đạn , vượt qua mọi hiểm nguy để tiếp viện cho chiến trường Miền Nam.
Bằng sự khéo léo , tài tình cùng với những am hiểu sâu sắc về Trường Sơn , Phạm Tiến Duật đã lựa chọn những hình ảnh thơ chân thật mà độc đáo , kết hợp với ngôn ngữ bình dị tự nhiên như hơi thở của núi rừng để làm hiện lên vẻ đẹp của những người lính lái xe : kiên định , bất khuất , hiên ngang , lạc quan mà dũng cảm. Đó cũng là vẻ đẹp của những thanh niên xung phong trong " những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê hay vẻ đẹp của những cô gái mở đường trong " khoảng trời hố bom " của Lâm Thị Mỹ Dạ , đó là vẻ đẹp tiêu biểu của anh bộ đội cụ Hồ , vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK