Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua...

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thư

Câu hỏi :

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là… Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là… - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào… câu 1 xác định phương thức biểu đạt chính , câu 2 xét theo mục đích nói câu : " thưa thầy , thầy còn nhớ em không " thuộc kiểu câu nào vì sao câu 3 trong các câu : Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là… thưa ngài , ngài là ... dấu chấm lửng có tác dụng gì câu 4 : nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu , hãy đặt 1 nhan đề cho đoạn ngũ liệu câu 5 : em hiểu như thế nào về câu nói của vị danh tướng : " Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…" câu 6 : câu hỏi và câu trả lời của vị danh tướng đã tuân thủ phương châm hội thoại nào ? chỉ ra tác dụng

Lời giải 1 :

1, PTBĐ chính: tự sự

2, Đây là câu nghi vấn

Vì câu này có dấu hỏi chấm và được dùng với mục đích để hỏi.

3, Dấu chấm lửng có tác dụng tạo nên sự ngập ngừng, ngỡ ngàng trong lời thoại của người thầy khi gặp mặt lại học trò cũ của mình

4,

Nội dung chính: cuộc gặp mặt lại của một danh tướng với người thầy giáo năm xưa của mình

5,

Câu nói của danh tướng đã khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô giáo đã từng dạy dỗ mình. Người danh tướng biết ơn người thầy giáo năm xưa đã góp phần để danh tướng có được ngày hôm nay

6,Tuân thủ phương châm lịch sự

Tác dụng: thể hiện sự kính trọng, biết ơn của danh tướng với thầy giáo đã từng dạy mình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu `1`: PTBĐ: Tự sự.

Câu `2`: Xét theo mục đích nói, câu này là câu nghi vấn. (Vì câu này có dấu hỏi chấm, dùng với mục đích để hỏi).

Câu `3`: Dấu chấm lửng có tác dụng: Biểu hiện sự ngập ngừng trong lời nói của nhân vật.

Câu `4`: ND chính: Kể lại cuộc gặp mặt của một danh tướng với người thầy giáo đã dạy dỗ mình ngày xưa.

Nhan đề: Cuộc gặp mặt của danh tướng với người thầy giáo.

Câu `5`: Câu nói của danh tướng thể hiện nghĩa tôn sư trọng đạo, vị danh tướng này rất kính trọng người thầy giáo cũ vì nhờ thầy mà ông mới có được thành công như bây giờ.

Câu `6`: PCHT: Phương châm lịch sự.

Tác dụng: Thể hiện sự kính trọng và lễ phép của vị danh tướng đối với người thầy của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK