Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh,...

RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọ

Câu hỏi :

RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông... Khúc có hai loại : khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc .Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng nhai chẳng khác gì kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm : bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánhkhác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai...Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bột, người giã khúc... Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục... rộn rã khắp làng. Người ta mới đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau.Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu toả hương thơm như khía vào con tì, con vị.Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Thôi thì xuýt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai... nhưng nhất định phải đưa được bánh ra khi còn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới tận hưởng hết hương vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc.Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của người nông dân với cuộc sông quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc —thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm. ⇒ Dựa vào bài văn trên, hãy tả về bánh đậu xanh, đặc sản của tỉnh Hải Dương.

Lời giải 1 :

nhắc đến đặc sản của Hải Dương, người ta không thể không nghĩ ngay đến bánh đậu xanh. Bao nhiêu lâu nay, qua từng ấy năm tháng, qua từng ấy thăng trầm, từng ấy đổi thay bánh đậu xanh Hải Dương trong lòng mỗi người vẫn giữ được sự yêu mến nhất định. Vẫn là món quà trao tay nhau ngày tết, vẫn là lựa chọn của mội du khacks khi ghé thăm mảnh đất Kinh môn, vẫn là thức nhâm nhi bên ly trà xanh, vẫn là nỗi nhớ của những người con xa quê.Theo truyền thuyết được truyền lại, trong một lần vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được người dân xứ này dâng lên một loại bánh được làm từ đỗ xanh. Nhà Vua ăn thấy rất ngon và hết lời khen ngợi bởi hương vị nhẹ nhàng, thanh ngọt, mịn và đặc biệt khi uống kèm trà thì vô cùng tuyệt vời.  Do đó, sau khi về cung Vua Bảo Đại đã ban sắc lệnh ngợi khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” – biểu tượng Uy quyền của vua. Từ đó đến nay, mới có tên gọi “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”.Nguyên liệu chế biến bánh vô cùng gần gũi, quen thuộc với làng quê, bao gồm: đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Ngoài ra, tùy thuộc một số loại bánh có nhân khác mà có thêm một số nguyên liệu như hạt sen, đậu đỏ,… Tuy nhiên để làm đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương, tất cả các nguyên liệu đều phải được chọn lọc tỉ mỉ và cẩn thận, trong suốt quá trình chế biến phải được theo dõi sát sao để cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Kể cả giấy gói bánh, màu sắc của nhãn cũng phải có sự chọn lựa chu đáo để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh.

Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh của bánh khiến thôi thúc người ăn để tiếp tục mở những miếng bánh khác.

Để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của bánh, có thể dùng thêm trà tàu hoặc chè xanh, vừa thư thái nhâm nhi, vừa tận hưởng cảm giác từng viên bánh tan đều trong miệng, thơm ngon, béo ngậy và vô cùng thanh mát.

Cũng giống như nhiều món ăn khác trong ẩm thực Hải dương, bánh đậu xanh Hải Dương không chỉ nổi tiếng như là một món ăn đặc trưng của vùng đất Kinh môn mà còn bởi nó thơm ngon, thơm ngon một cách bình dị và bởi nó gắn liền với làng quê, được làm nên từ những cây nhà lá vườn, dưới bàn tay của những người thợ yêu nghề, thủy chung với nghề. Chính vì mộc mạc, chính vì thân quen, chính vì gần gũi mà bánh đậu xanh luôn là một thức quà của con người nơi đây dành tặng cho mỗi du khách như một lời cảm ơn thầm kín, hay góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương của những người phải tha phương cầu thực.

 

nhớ cho câu trả lời hay nhất nha

Thảo luận

Lời giải 2 :

  Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản mà em tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè trong nước và 5 châu. Nói đến bánh đậu xanh, người ta thường nhắc đến những thương hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Hòa An... Đó là những hãng sản xuất lớn, có lịch sử lâu đời với bí quyết được trân trọng, giữ gìn từ đời này sang đời khác.

   Từ những hạt đậu xanh tự nhiên, qua những bàn tay khéo léo của các người thợ làm bánh, bánh đậu xanh ra đời như gửi gắm trong mình cả tình yêu và hương sắc quê hương. Màu vàng như đồng lúa chín mùa, hương thơm dịu dàng, vị bùi của đậu xanh, ngọt ngào của đường kính, béo ngậy của mỡ phần. Những mẫu mã, bao bì đẹp, bắt mắt là chiến thuật giúp các nhà sản xuất bán được nhiều bánh đậu xanh hơn.

    Bánh đậu xanh có vị thanh thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt bùi và mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi. Để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của bánh, dùng thêm tách trà tàu hoặc ly chè xanh, vừa thư giãn vừa nhâm nhi, vừa tận hưởng cảm giác từng viên bánh tan đều trong miệng, vô cùng thanh mát.

      Bánh đậu xanh không chỉ là một món ăn đặc trưng của vùng đất Kinh môn mà còn bởi nó ngon một cách giản dị vì bởi nó gắn liền với làng quê, dưới những hiên nhà, dưới những bàn tay khéo léo của các người thợ. Chính vì bình dị, không phô trương mà bánh đậu xanh luôn là một món quà đặc biệt của con người dành tặng cho bạn bè, họ hàng như góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương của những người phải tha phương cầu thực.

$\Delta$$\text{Ri_Mania}$$\Delta$

$\textit{YoungMi}$

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK