$\textit{Câu 24 : }$ Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi :
$\text{-}$ Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
$\text{-}$ Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, ngộ nghĩnh và vô cùng gần gũi với thế giới tuổi thơ trên nằm trong bài thơ nào, do ai sáng tác?
$\text{A.}$ Trăng ơi ... từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa.
$\text{B.}$ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh.
$\text{C.}$ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
$\text{D.}$ Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải.
⇒ Chọn đáp án : $\text{A.}$ Trăng ơi ... từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa.
$\text{* Giải thích : }$
$\text{*}$ Trích dẫn nguyên văn bài thơ " Trăng ơi ... từ đâu đến? :
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà.
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng ơi ... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em.
⇒ Hai câu thơ " Trăng tròn như mắt cá/ Chẳng bao giờ chớp mi. " xuất hiện trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ trên.
⇒ Hai câu thơ " Trăng tròn như quả bóng/ Bạn nào đá lên trời? " xuất hiện trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ trên.
$\text{+}$ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh xuất hiện trong chương trình lớp 8.
$\text{+}$ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận xuất hiện trong chương trình lớp 9.
$\text{+}$ Nếu chúng mình có phép lạ của Định Hải cũng xuất hiện trong chương trình lớp 4 giống như bài " Trăng ơi... từ đâu đến " nhưng những câu thơ trên không có trong bài và đề tài của bài thơ " Nếu chúng mình có phép lạ " không viết về trăng.
⇒ Chọn đáp án $\text{A.}$ là hợp lý.
Đáp án A.
Bạn có thể đọc bài thơ này trong SGK tiếng Việt 4, tập 2 (trang bao nhiêu mình ko nhớ, xin lỗi bạn)
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK