Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một tuyệt tác của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, khắc họa được những trạng thái xúc cảm, nỗi cô đơn, lo âu, sợ hãi về tương lai đầy sóng gió của Kiều, đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du với số phận nàng nói riêng và người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến. Toàn bộ 4 cặp câu lục bát kết thành bức tranh của biển vào buổi chiều hôm. Bức tranh ấy không đơn điện mà có cảnh gần, cảnh xa, không gian hẹp, không gian rộng với những nét sinh động được thể hiện qua hệ thống từ láy. Bức tranh đó không chỉ miêu tả cảnh biển vào lúc chiều hôm mà còn góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ mang mác đến lo âu sợ hãi. Đó cũng chính là nỗi lo sợ của Kiều về tương lai của chính mình. bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Bằng ngôn ngữ sáng tạo, hấp dẫn, vận dụng sáng tạo biện pháp tu từ Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng của Kiều. Đoạn thơ có giá trị nhân đạo sâu sắc từ đó cho thấy được tấm lòng nhân hậu sự đồng cảm chia sẻ của Nguyễn Du đối với nỗi đau bất hạnh của Thúy Kiều.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK