Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học...

Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi

Câu hỏi :

Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. 1. chép lại một câu trần thuật trong đoạn văn trên và cho biết đặc điểm của câu trần thuật đó 2. theo em mục đích chân chính của việc học mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn văn trên là gì ? 3. việc sắp xếp trật tự trong câu văn : '' nước mất , nhà tan , đều do những điều tệ hại ấy '' có tác dụng gì ?

Lời giải 1 :

1. Câu trần thuật: Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người 

- Câu trên là câu trần thuật có từ là

2. Mục đích chân chính của việc học mà tác giả nói là để cho chính bản thân mình, sau đó là cho đất nước, cho dân tộc, cho quê hương. Những kẻ kẻ không học chỉ dựa vào quyền thế mà sống là những kẻ thất bại, vừa "không biết rõ đạo" vừa bị người ta khinh rẻ, khinh mạt. Học mà "không biết rõ đạo" thì cũng chỉ là những kẻ vô dụng không hơn không kém, như những vị chúa đương thời khét tiếng tham lam, tàn độc, ngu dốt. Vì thế tác giả khuyên nhủ chúng ta hãy học tập thật tốt, quan trọng hơn là phải có cả đạo đức

3. Thể hiện trật tự nhất định của "nước mất, nhà tan". Những điều tệ hại đó là sự ngu dốt, vô học, vua mà vô học bị coi khinh, hạ bệ, những nước khác nhân cơ hội xâm chiếm, hoàn cảnh mất nước ra đời, khi nước tan rã, chiến tranh nổ ra nhà nhà đều tan nát, chết chóc trong khói lửa. Từ việc đó ta thấy được hậu quả của việc vô học, dốt nát, không hiểu đạo lý làm người

@Juli

Thảo luận

-- Cảm ơn bạn nhaa <3

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Tác phẩm "Bàn về phép học"

- Tác giả: Nguyễn Thiếp

Câu 2:

- Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" thuộc kiểu câu rút gọn.

Câu 3:

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái sau:

+ Lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. 

- Tác hại của lối học ấy là:

+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót.

+ Nước mất, nhà tan

Câu 4:

- Theo em, lối học đó không phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta.

- Bởi vì:

+ Đây là lối học lệch lạc, không phù hợp

+ Lối học này sẽ gây ra rất nhiều tác hại

+ Lối học này không mang lại những lợi ích tốt đẹp cho sự phát triển của quốc gia

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK