1: Biện pháp tu từ tiêu biểu trong bài thơ "Đi đường": Phép điệp ngữ
-Câu thứ nhất: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan: có nghĩa là đi đường mới biết là đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"
-Câu thứ 2 và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san"
"Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
Có nghĩa là :"Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"
-Khi đã vượt hết tất cả các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót".
- Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét được cảnh tượng núi non trùng điệp, lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.
2: Hai lớp nghĩa:
- Nghĩa hiển ngôn (lời nói có nghĩa biểu hiện trực tiếp ra ngoài): nói về việc đi đường núi và có nhiều thử thách, chông gai khi leo núi để lên được đỉnh núi cao. Thành quả đó chính là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.
- Nghĩa hàm ngôn (lời nói có nghĩa ẩn bên trong): ngụ ý về con đường cách mạng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên cường cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả tốt đẹp. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.
~Chúc bạn học tốt~
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK