Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Bài 1: Gạch chân dưới các từ phức trong các...

Bài 1: Gạch chân dưới các từ phức trong các câu sau : - Nụ hoa xanh màu ngọc bích. - Đồng lúa rộng mênh mông. - Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp. Bài 2: Tìm từ đơn

Câu hỏi :

Bài 1: Gạch chân dưới các từ phức trong các câu sau : - Nụ hoa xanh màu ngọc bích. - Đồng lúa rộng mênh mông. - Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp. Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức có trong các câu sau: a) Con chim chiền chiện Bay vút vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào. Từ đơn:…………………………………………………………………………….. Từ phức:…………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. b) Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Từ đơn:…………………………………………………………………………….. Từ phức:……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Bài 3: Đọc đoạn thơ sau rồi gạch chân dưới các từ phức: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao. Bài 4: Trong đoạn thơ sau và cho biết từ nào là từ đơn, từ nào là từ phức? Em yêu màu đỏ Như máu trong tim Lá cờ Tổ quốc Khăn quàng đội viên. Từ đơn:…………………………………………………………………………….. Từ phức:……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Bài 5: Gạch chân dưới các từ phức trong đoạn văn sau: a) Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. b) Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm. c) Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi 4 lên ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá. d) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh … Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân. e) Ơi quyển vở mới tinh Em viết cho thật đẹp Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan. Bài 6: Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn: a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân. c. Vườn nhà em có nhiều loài hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài. d. Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng. Bài 7: Gạch chân dưới từ phức trong các câu văn sau: a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên. c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,…Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Bài 8: Dùng dấu gạch chéo (/) tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ phức trong câu: a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm …Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu. b) Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

Lời giải 1 :

Bài 1:

- Nụ hoa xanh màu ngọc bích.

- Đồng lúa rộng mênh mông.

- Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.

Bài 2:

a)

Từ đơn: con, bay, vút, cao, lòng, đầy, yêu, mến

Từ phức: chim chiền chiện, ngọt ngào

b)

Từ đơn: tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, được, ta, ai, cũng, có, cơm, ăn, áo, mặc.

Từ ghép: ham muốn, tột bậc, đọc lập, tự do, đồng bào, học hành.

Bài 3:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

Bài 4:

Từ đơn: em, yêu, như, máu, trong, tim.

Từ phức: màu đỏ, lá cờ, Tổ quốc, khăn quàng, đội viên.

Bài 5:

a) Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.

b) Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghigần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắctoả ngát hương thơm.

c) Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá.

d) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh … Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

e) Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Bài 6:

* Không có từ in đậm

Bài 7:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.

b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.

c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,…Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

Bài 8:

a) Bởi / tôi / ăn uống /  điều độ / và  / làm việc /  có / chừng mực /  nên /  tôi /  chóng lớn /  lắm ... Cứ / chốc chốc / , tôi /  lại /  trịnh trọng / và  /khoan thai /  đưa / hai /  chân /  lên / vuốt  / râu.

Từ đơn: bởi, tôi, va, có, nên, tôi, lắm, cứ, tôi, lại, và, đưa, hai, chân, lên, vuốt, râu.

Từ phức:  ăn uống, điều độ, làm việc, chừng mực, chóng lớn, chốc chốc, trịnh trọng, khoan thai. 

b) Chú / chuồn chuồn nước / tung / cánh / bay / vọt / lên. Cái bóng / chú / nhỏ xíu / lướt nhanh /  trên / mặt hồ. Mặt hồ / trải rộng / mênh mông / và / lặng sóng.

Từ đơn: chú, tung, cánh, bay, vọt, lên, trên, và.

Từ ghép: chuồn chuồn nướ, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, mênh mông, lặng sóng.

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK