Những năm tháng đã từng học ở tiểu học em đã từng học được nhưng điều hay, được nghe các thầy cô kể những câu chuyện cổ tích hay và đầy ý nghĩa. Nhưng trong đó e lại thích nhất là câu chuyện cây khế. Câu chuyện là thế này
Câu chuyện bắt đầu từ một ngày xa xưa, một gia đình nọ có hai anh em, vốn gia đình ấy sống rất vui vẻ, đầy đủ và ấm no. Nhưng chẳng được bao lâu, thì ba mẹ mất, người anh lại lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Người e chỉ nhận được một túp lều nhỏ và cây khế mà cha đã tự tay trồng. Tuy như thế nhưng người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Cứ mỗi mùa khế ra quả là người em vẫn đi chợ bán khế để kiếm tiền sống qua ngày. Bỗng một hôm, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy bèn nói với chim “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”. Thấy vậy chim bèn nói: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Lúc đầu người em không tin nhưng vẫn cứ làm theo, anh dùng hết số tiền mà mình đang dành dụm được để may một chiếc túi 3 gang. Sáng hôm sau, quả nhiên nó đến nhà anh , rồi kêu anh trèo lên lưng nó, rồi nó bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Đúng theo lời con chim nói ở đó có toàn là vàng. Đến đó người em lấy đầy túi ba gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm để dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây khế. Thương anh nên người em mềm lòng, chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người, lúc nhét đầy thì người anh mới lên lưng chim và quay về. Trên đường vì nặng quá nên chim bảo người anh thả bớt vàng xuống biển, nhưng vốn tham lam nên người anh dù chỉ một cục vẫn không giám vứt xuống. Thế là có ngọn gió mạnh thổi qua, con chim lạ bị lắc một cái rồi người anh nặng quá nên rới xuống biển. Cái kết là người vợ ở nhà vẫn trông ngóng anh ta về nhưng đợi mãi không thấy. Còn người em thì có một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Câu chuyện Cây Khế rất hay và để lại cho người nghe, người đọc một ấn tuoẹng sâu sắc. Và qua câu chuyện đó dạy chúng ta không nên như người anh vì tham lam mà chết. Hãy như người em vì hiền lành nên nhận một cái kết có hậu tốt
đáp án : Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi cao uy nghi, đối mặt với vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo leo vướng vít cả mặt đường.
Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:
- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.
Vài học trò xì xào:
- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:
- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.
Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:
- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...
- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.
Rồi ông từ tốn kể:
- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn của các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.
Kể đến đây, Tuệ Tĩnh chậm rãi nói thêm:
- Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.
Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK