I.MB :
Trong cuộc sống cộng đồng , người Việt Nam chúng ta luôn đề cao đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " . Đó là truyền thống tốt đẹp đã được truyền lại và giữ gìn từ xa xưa cho tới bây giờ .
II.TB :
Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là 1 câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian . Đây là câu nói thể hiện triết lý nhân văn sâu sắc . Vậy thì " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là như thế nào ? Xét về mặt nghĩa đen , ta có thể thấy ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là " ăn quả " và trồng cây để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ . " Ăn quả " ý nói là những trái ngọt , những quả ngọt là những thành quả tốt mà ta có được . Còn " trồng cây " nói về những người đã đổ mồ hôi , công sức để tạo ra những trái ngọt . Như vậy , câu tục ngữ muốn nói , mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn , luôn phải ghi nhớ nững công ơn mà người khác đã giúp mình . " Tri ân ko cần báo đáp " những người nhận thì cũng phải ghi nhớ để ko làm việc trái với lương tâm .
I. MB
Có thể nói rằng trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách. Chắc chắn rằng trong một phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và dường như ta lại thấy được rằng có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất con người. Những giá trị đạo đức đó được thể hiện qua lòng biết ơn. Lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" được đánh gái là một trong những câu tục ngữ hay nhất và đặc sắc nhất nói về điều này.
II. TB
Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Ý muốn nói là khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của con người đã làm ra nó. Quả thực những điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự làm sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Một trái chín thơm đó đâu phải làm ra một cách dễ dàng chứ? Người trồng họ phải mất biết bao nhiêu công sức mới có được cho nên người ăn phải nhớ công lao của họ. Câu tục ngữ nhắn nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ra ta mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ thì mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Chúng ta phải thầm biết ơn cũng như phải cảm ơn cha mẹ vì đã cho ta có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ luôn là người yêu thương chúng ta vô điều kiện và đã nuôi nấng chúng ta nên người. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thật không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, giữ gìn và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng. Ví dụ như thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các Vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ bội thu.... Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trông cây" đã ngày càng phát triển trên nhiều phương tiện và mọi mặt đời sống. Chúng ta có các ngày lễ kỉ niệm như: ngày Nhà Giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô. Ngày Thương binh liệt sĩ hai mươi bảy tháng bảy để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại lợi nền độc lập cho dân tộc.... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diến ra như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao tặng cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có Thương binh liệt sĩ. Để có thể thực hiện đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" chúng ta cần phải nhớ ơn cha mẹ, thầy cô. Tự hào với những lịch sử vẻ vang và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa từ nước ngoài. Riêng suy nghĩ của tôi thì câu tục ngữ đó là một đạo lí tốt đẹp cần phải giữ gìn bởi nó nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam, là bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta tự hào về truyền thống đó. Và chúng ta cần phải phê phán những biểu biện vong ơn bội nghĩa vì nó đí trái với đạo lí.
III. KB
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" thực sự là một bài học như đã khéo léo truyền tải vào nó những lời dạy đáng ghi nhớ cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến những công lao của các thế hệ đi trước và cả những người đã giúp chúng ta có được thành công như hôm nay. Có như vậy cuộc sống mới thực sự trở nên có ý nghĩa biết bao, đáng sống biết bao.
(dàn ý nó hơi mờ nên mình ko có lm giống như dàn ý bạn. Mong bạn thông cảm cho mình!)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK