Trang chủ Hóa Học Lớp 8 1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT...

1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT , BAZO , MUỐI 2) phân loại 3 phản ứng : pứ hóa học , pứ phân hủy , pứ thế 3) nêu các biện pháp bảo vệ không khí

Câu hỏi :

1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT , BAZO , MUỐI 2) phân loại 3 phản ứng : pứ hóa học , pứ phân hủy , pứ thế 3) nêu các biện pháp bảo vệ không khí , nguồn nước tránh bị ô nhiễm

Lời giải 1 :

Axit:

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

– Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

  • Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO
  • Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

Cách gọi tên axit

a) Axit có oxi

– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

  • HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)
  • H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)
  • H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

  • H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

  • HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)
  • H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)

Bazo:

– Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

– Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

  • Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
  • Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2

– Tên bazo được gọi như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

  • NaOH: natri hidroxit
  • KOH: kali hidroxit
  • Zn(OH)2: Kẽm hidroxit
  • Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

Muối:

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

  • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3
  • Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4

– Tên muối được gọi như sau:

Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

– Ví dụ:

  • NaCl: Natri clorua
  • K2SO4: Kali sunfat
  • Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat

Oxit:

-Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là

oxi.

-Oxit gồm 2 loại:
+ Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit.
VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4.
+ Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH.
-Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
+ Với kim loại nhiều hóa trị:
          Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
+ Với phi kim nhiều hóa trị:
          Tên oxit axit: Tên phi kim                  +                 oxit
          (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)       
Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta. 

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK