Trang chủ Vật Lý Lớp 8 1. Thể nào là chuyển động cơ học ? Tính...

1. Thể nào là chuyển động cơ học ? Tính tương đối của chuyển động ở Quỹ đạo của chuyển động ? 2. Do vận tốc bằng dụng cụ gì ? 1m/s — ? km/h ; 1km/h = ? m/s.

Câu hỏi :

1. Thể nào là chuyển động cơ học ? Tính tương đối của chuyển động ở Quỹ đạo của chuyển động ? 2. Do vận tốc bằng dụng cụ gì ? 1m/s — ? km/h ; 1km/h = ? m/s. 3. Thể nào là chuyển động đều ? chuyển động không đều ? cách tỉnh vận chuyển động không đều ? 4. Tại sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? cách biểu diễn lực ? 5. Thế nào là hai lực cân bằng ? kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên, dang chuyển động ? 6. Vì sao nói vật có quán tính ? Xem lại giai thích một số trường hợp quán tính của vật đã học ? 7. Điều kiện sinh ra lực ma sát lãn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ ? lấy một số ví dụ ma sát có thể có lợi, ma sát có thể có hại ? 8. Áp lực là gì ? áp suất là gì? cách làm tăng, giảm áp suất ? đơn vị áp suất " Công thức tính áp suất ( chất rắn, chất lỏng ) ?

Lời giải 1 :

Giải thích các bước giải:

1. Thể nào là chuyển động cơ học ? Tính tương đối của chuyển động ở Quỹ đạo của chuyển động ?

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. Tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc mà 1 vật có thể đc coi là đang chuyển động hay đứng yên.

2. Do vận tốc bằng dụng cụ gì ? 1m/s — ? km/h ; 1km/h = ? m/s.

- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc).

- 1m/s = 3,6 km/h, 1 km / h = 5/18 m/s.

3. Thể nào là chuyển động đều ? chuyển động không đều ? cách tỉnh vận chuyển động không đều ?

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức :  $v$ = $\frac{s}{t}$ 

Trg đó: + v: vận tốc

             + s: độ dài quãng đg vật đi được

              + t: thời gian vật đi hết quãng đg đó

4. Tại sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? cách biểu diễn lực ?

- Nói lực là 1 đại lượng vectơ vì lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều . Một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều gọi là đaị lượng vectơ .

- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực.

+ Phương và chiều là phương và chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

5. Thế nào là hai lực cân bằng ? kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên, dang chuyển động ?

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

6. Vì sao nói vật có quán tính ? Xem lại giai thích một số trường hợp quán tính của vật đã học ?

- Vì mọi vật đều ko thể thay đổi vận tốc đột ngột được khi chịu tác dụng của lực

- Tự xem lại nha bn.

7. Điều kiện sinh ra lực ma sát lãn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ ? lấy một số ví dụ ma sát có thể có lợi, ma sát có thể có hại ?

- Lực ma sát trượt: sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt vật khác

- Lực ma sát lăn: sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

VD:

+ Ma sát có lợi:

– Ma sát giữa bàn với sàn nhà khi bàn nằm yên trên sàn nhà: Để tăng ma sát, ta cần làm bàn nặng hơn, như đặt thêm vật nặng lên bàn.

-Ma sát ở bánh xe với mặt đường khi xe chạy trên đường: Để tăng ma sát, người ta làm bánh xe được kẻ nhiều rãnh nhỏ.

– Tra dầu nhớt giữa các chỗ tiếp xúc các đĩa xe làm bề mặt trơn nháng. =>Làm giảm lực ma sát.

+ Ma sát có hại:

– Khi ta đẩy chiếc hộp chuyển động trên sàn: Để giảm ma sát, người ta làm mặt hộp trơn, nhẵn.

– Xích xe ma sát với đĩa lâu ngày bị mòn. 
– Sàn nhà trơn ướt, làm chỗ tiếp xúc trơn láng => đã làm giảm lức ma sát.

8. Áp lực là gì ? áp suất là gì? cách làm tăng, giảm áp suất ? đơn vị áp suất " Công thức tính áp suất ( chất rắn, chất lỏng ) ?

- Áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực

- Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất.

- Công thức tính áp suất chất rắn:   P = F / S

Trong đó:

P: đơn vị là N/m2

F: là áp lực đơn vị N

S: là diện tích bề mặt bị F tác động( đơn vị m2)

- Công thức tính áp suất chất lỏng khí: P = D.H

Trg đó:

P: Là áp suất chất lỏng khí cần tính (Đơn vị Pa hoặc bar)

D: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( đơn vị N/m2).

H: Chiều cao của chất lỏng chất khí ( mét)

- Đơn vị áp suất:  Pa tức là Pascal,  1Pa tương đương với 1N/ 1$m^{2}$ 

- Tăng áp suất: Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

- Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

Thảo luận

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK