Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Một bạn học sinh chép ba câu cuối bài thơ...

Một bạn học sinh chép ba câu cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu như sau: Đêm nay rừng hoang sương muối

Câu hỏi :

Một bạn học sinh chép ba câu cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu như sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo a. Chép như vậy sai điểm nào? Hãy chép lại những câu thơ trên theo đúng nguyên bản. b. Việc chép sai như bạn ảnh hưởng như thế nào đến giá trị biểu cảm của câu thơ? c. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ (có sử dụng cách dẫn trực tiếp)

Lời giải 1 :

Chào em, em tham khảo gợi ý:

a) Đoạn thơ chép sai ở chỗ: "Đứng cạnh nhau chờ giặc tới", thiếu từ "bên". Câu đúng: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". 

b) Việc chép sai như vậy không thể hiện được sự kề vai sát cánh bên nhau giữa những người lính trước một cuộc chiến gian khổ, ác liệt.

c) Cảm nhận về đoạn thơ:

Ba câu thơ cuối trong bài thơ "Đồng chí" đã khắc họa thành công một bức tượng đài về người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu thơ đầu tiên khắc họa thiên nhiên khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc. Sương muối phủ đầy trời đông, làm buốt tê da như những mũi kim châm vào da thịt người lính. Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh những người lính “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Hai từ “cạnh” và “bên” nhấn mạnh tư thế kề vai sát cánh, đoàn kết gắn bó của những người lính. Họ đã tạo nên “thành đồng vách sắt” trước quân thù, làm mờ đi hiện thực khắc nghiệt. Họ “đứng cạnh bên nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm để truyền trao hơi ấm, giữa cái căng thẳng của những giây phút chờ giặc tới để làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên sự hiểm nguy của hòn tên, mũi đạn. Từ “chờ” cho thấy tư thế chủ động, bình tĩnh, tự tin đón đánh địch của người lính. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng: “Đầu súng trăng treo”. Câu thơ xuất phát từ thực tiễn chiến đấu của người lính. Trong những đêm phục kích chờ giặc, trước mắt tác giả chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật ấy quyện vào nhau tạo thành hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo. Súng biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” lại biểu tượng cho hòa bình, cho những vẻ đẹp mơ mộng và lãng mạn. Súng là gần, trăng là xa; súng gắn bó với người chiến sĩ, trăng biểu tượng cho tâm hồn của người thi sĩ. Sự hòa hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của người lính; vừa nói lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: cầm súng để bảo vệ độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc mang lại một tương lai tươi sáng…

Thảo luận

-- thx you :>
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4848440 giúp vói ạaaa

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK