- BPTT: nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ, điệp ngữ
- Biện pháp nhân hóa đã làm thêm sinh động bài thơ. Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Nội dung:
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân với
-Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
-Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
-Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
* Các biện pháp tu từ:
- Biện pháp đảo ngữ: đảo từ ''mọc'' lên trước ''một bông hoa tím biếc''
=> Tác dụng: thể hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân đến
- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( đưa tay hứng)
=> Tác dụng: cho thấy tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân
- Biện pháp điệp từ (''mùa xuân'' và từ ''lộc'')
=> Hai hình ảnh ''mùa xuân người cầm súng'' và ''mùa xuân người ra đồng'' chính là biểu tượng của lao động, chiến đấu và cũng chính là lực lượng làm nên mùa xuân cho đất nước
=> Điệp từ ''lộc'' mang tính khẳng định kết hợp với các từ láy mang tính biểu cảm (hối hả, xôn xao) tạo nên một không khí khẩn trương, tràn đầy sức xuân, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào sự phát triển của đất nước
- Biện pháp tu từ: nhân hóa (đất nước vất vả và gian lao)
=> Tác dụng: cho thấy đất nước vừa lớn lao, vừa gần gũi đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ và mãnh liệt
- Biện pháp so sánh: (đất nước như vì sao) kết hợp với phó từ ''cứ''
=> Tác dụng: khẳng định sức mạnh, thế đi lên vững vàng của đất nước, tỏa sáng vẻ đẹp rạng ngời đồng thời thể hiện niềm yêu mến, tự hào của nhà thơ về đất nước mình
- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc (ta làm, ta nhập)
=> Tác dụng: cho thấy tác giả lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện ước mơ của con người
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mùa xuân nho nhỏ)
=> Tác dụng: cho thấy ước nguyện cao đẹp của tác giả đó là muốn đem mùa xuân nhỏ bé hữu hạn của mình để góp phần tạo nên mùa xuân to lớn cho mọi người
- Biện pháp tu từ điệp ngữ (dù)
=> Tác dụng: cho thấy ước nguyện cống hiến cuộc đời của tác giả ngay cả khi nằm trên giướng bệnh
* Nội dung chính
- Sáu câu đầu: cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên
- Khổ 2 và 3: cảm xúc về mùa xuân đất nước
- Khổ 4 và 5: ước nguyện của nhà thơ
- Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương qua làn điệu ca Huế
@LP
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK