Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 24: Vị ngữ trong câu "Cứ mỗi lần về...

Câu 24: Vị ngữ trong câu "Cứ mỗi lần về đến đầu cổng làng, tôi luôn nhận ra ngay mùi hương quen thuộc của quê hương mình." là gì ? A. luôn nhận ra ngay mùi

Câu hỏi :

Câu 24: Vị ngữ trong câu "Cứ mỗi lần về đến đầu cổng làng, tôi luôn nhận ra ngay mùi hương quen thuộc của quê hương mình." là gì ? A. luôn nhận ra ngay mùi hương quen thuộc của quê hương mình B. về đến đầu cổng làng, luôn nhận ra ngay mùi hương quen thuộc của quê hương mình C. về đến đầu cổng làng D. về đến đầu cổng làng, tôi luôn nhận ra ngay mùi hương quên thuộc của quê hương mình Câu 25 : Từ vàng trong câu Con đường đến trường nhuốm một màu vàng óng ả. và từ vàng trong câu Liên có một đôi hoa tai bằng vàng có quan hệ với nhau như thế nào ? A. Đó là từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa Câu 31: Dòng nào sau đây chỉ toàn tính từ ? A. long lanh, vui tươi, vẻ đẹp, hiền lành, khiêm tốn B. lung linh, đảm đang, giỏi giang, nhân hậu, đẹp đẽ C. nhỏ nhoi, rộng rãi, thơm tho, màu xanh, yên tĩnh D. dẻo dai, mềm mại, niềm vui, dịu dàng, kiêu ngạo Câu 32: Câu: Nơi bố mẹ ngày ngày cày sâu cuốc bẫm, mọc lên vô số những mầm xanh. được viết theo cấu trúc nào sau đây? A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ C. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ D. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ Câu 33: Trạng ngữ trong câu : Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng. thuộc loại trạng ngữ nào sau đây? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ phương tiện D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Câu 34: Trong câu: Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc một vầng trăng. có bộ phận vị ngữ là gì? A. Tĩnh mịch B. Giữa trời khuya tĩnh mịch C. Vằng vặc D. Vằng vặc một vầng trăng Câu 35: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Đỗ Quang Huỳnh? Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. A. Không có biện pháp nghệ thuật B. So sánh C. Nhân hóa D. Nhân hóa và so sánh Câu 36: Câu: Tuy đã sang thu nhưng tiết trời vẫn còn oi bức lắm. thuộc loại câu nào sau đây? A. Câu ghép dùng cặp từ hô ứng B. Câu ghép có sử dụng một cặp quan hệ từ C. Câu đơn D. Câu ghép có sử dụng một quan hệ từ Câu 37: Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ mang nghĩa chuyển? A. Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. B. Cơn gió nhẹ thoảng qua, lá rèm khẽ lay động. C. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che D. Hoa Ngọc Hà trên đường rực nở. Câu 38: Câu nào sau đây là câu ghép? A. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. B. Nếu quả là phần ngon thì hoa là phần đẹp nhất. C. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa và có nhiều hoa thơm quả ngọt. D. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Câu 39: Câu: Trắng tròn như hạt nếp hạt dẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra. có phần in đậm là phần làm rõ nghĩa cho danh từ nào? A. Con đường B. Hoa sấu C. Khu phố D. Cót gạo

Lời giải 1 :

24-A

25-C

31-A

32-D

33-C

34-C

35-C

36-B

37-B

38-B

Thảo luận

Lời giải 2 :

24. A

-> các ý còn lại lấy cả phần trạng ngữ

25. C

-> PHÁT ÂM GIỐNG NHAU nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn

31. B

-> các nhóm còn lại có thêm các danh từ

32. C

Nơi bố mẹ ngày ngày cày sâu cuốc bẫm/, mọc lên//vô số những mầm xanh

                             TN                                    VN                       CN

33. C

-> phương tiện ở đây là óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo

34. C

-> đây là câu đảo ngữ

35. C

-> nhân hóa mầm cây như con người

36. B

cặp QHT tuy - nhưng

37. chưa rõ từ in đậm

38. B

-> Nếu quả// là phần ngon /thì hoa// là phần đẹp nhất.

39. chưa rõ phần in đậm

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK