Trang chủ Vật Lý Lớp 8 kì 2 Câu 1: Quả táo đang ở trên cây,...

kì 2 Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào? A.Thế năng đàn hồi.​​​B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng.​​​​D. Không có năng lượng.

Câu hỏi :

kì 2 Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào? A.Thế năng đàn hồi.​​​B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng.​​​​D. Không có năng lượng. Câu 2: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Viên đạn đang bay. ​​C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. B. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. ​D. Hòn bi đang rơi từ trên cao xuống.​ Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại . ​ D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công , trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi Câu 4: Khi các nguyên tử - phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên: A.khối lượng của chất.​​​​B.Trọng lượng của chất C.Cả khối lượng và trọng lượng của chất​​D.Nhiệt độ của chất. Câu 5: Trong các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật cách nào sau là thực hiện công ? A.Thả hòn than nóng vào cốc nước C. Đặt cốc nước gần bếp lửa B.Để cốc nước ra ngoài nắng D.Mài dao thấy lưới dao nóng lên Câu 6: Nhúng chiếc thìa nhôm vào cốc nước lạnh thì (Coi như không có sự trao đổi nhiệt với môi trường): A. Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của nước trong cốc và của thìa nhôm cùng giảm. D. Nhiệt năng của nước trong cốc và của thìa nhôm cùng tăng. Câu 7: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở: A.Chất rắn​​B. chất lỏng và chất khí​​C. Chất khí​ ​​D.chất lỏng. Câu 8: Đơn vị của nhiệt lượng là: ​A. Kilôgam(Kg)​B. Mét (m)​​​C. Jun (J)​​​​D. Niutơn(N) Câu 9: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất: A.Jun (J)​​B. Jun. Giây ( J.s)​​C. Niuton trên mét (N/m)​​D. Oát (W) Câu 10: Các vật có màu sắc nào sau đây sẽ hấp thụ bức xạ nhiệt ít nhất? A. Màu trắng.​​B. Màu vàng ​​C. Màu đỏ. ​​D. Màu đen. Bài 1: Hãy vận dụng kiến thức về vật lý để trả lời các câu hỏi sau: a) Cá muốn sống được cần có không khí; vậy tại sao cá lại sống được ở dưới nước? b) Tại sao lưỡi cưa lại nóng lên khi cưa lâu? c) Tại sao chim bồ câu lại xù lông vào mùa rét? d) Nêu công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật. Giải thích các đại lượng. Bài 2: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 10m lên trong 20 giây . Người ấy phải dùng một lực F = 200N . Công và công suất của người kéo bằng bao nhiêu? Bài 3: Để đưa vật có trọng lượng P =240N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8m . Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vât lên là bao nhiêu ? Bài 4: Có 1,5 kg nước ở 200C, cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này. b) Sau khi lượng nước trên sôi, người ta thả vào lượng nước ấy một miếng nhôm có khối lượng m ở 00C, sau một thời gian thấy nhiệt độ của nước là 900C. Tính m? (Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường)

Lời giải 1 :

Đáp án: 1.B

2B

3C

4D 

5D

6B

7A

8.C

9D

10.D

Bài 1:

a. Vì giữa các ngtu, ptu không khí cũng như giữa các ngtu, ptu nước đều có khoảng cách. Các ngtu, ptu không khí di chuyển xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các ngtu, ptu nước làm cho nước có không khí nên cá có thể sống được dưới nước.

b. Vì có sự ma sát giữa lưỡi cưa và vật cưa

c. Vì khi chim xù lông tạo ra các khoảng trong các lớp lông, trong các khoảng trống này có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên giúp cơ thể chim đước giữ ấm.

d Q = m . C  . Δt 

Trong đó: Q: là nhiệt lượng vật (J)

m: là khối lượng của vật (kg)

C: là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật  ( J/kg.K)

Δt: là độ tăng nhiệt độ của vật 

Bài 2:

Tóm tắt:

s= 10m 

F= 200N

t=20s

A= ? (J)

P (bạn nhớ viết hoa lên nha) = ? (W)

Giải

Công của người kéo là:

A= F.s = 200 .10 = 2000 (J)

Công suất của người kéo là:

P= A/t = 2000/20 = 100 (W)

Bài 3:

Vì sử dụng ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực kéo nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi nên ta có:

F= P/2 = 240/2 = 120 N

l=2h ⇒h= 1/2 = 8/2= 4

Công nâng vật lên là A=P.h= 240.4= 960J

Bài 4 mình hông làm được nha, nhưng có vote cho mình hông vậy

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK