Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Câu 1 : Đọc thầm đoạn văn rồi trả lời...

Câu 1 : Đọc thầm đoạn văn rồi trả lời câu hỏi: MỘT LY SỮA Trưa hôm đó, một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồ

Câu hỏi :

Câu 1 : Đọc thầm đoạn văn rồi trả lời câu hỏi: MỘT LY SỮA Trưa hôm đó, một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy nghìn đồng ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn của gia đình gần đó nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé mở cửa. Cậu bé đành xin một ly nước uống thay vì chút gì đó để ăn. Vì cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên cô bưng ra một ly sữa lớn. Cậu bé uống xong bèn hỏi: - Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền? - Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ tôi dạy rằng: Ta không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó. Cậu bé cảm ơn và bước đi. Lúc này, cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều. Nhiều năm sau đó, cô bé ngày nào giờ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo cần có chuyên gia chữa trị. Vị bác sĩ trưởng khoa được mời khám cho bệnh nhân này. Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã cố gắng hết sức mình để cứu chữa cho cô gái này. Sau thời gian chữa trị, cô gái đã khỏi bệnh. Vị bác sĩ yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hoá đơn viện phí rồi viết gì lên đó trước khi đưa nó đến tay cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà cô thì không có đủ. Cuối cùng lấy hết can đảm nhìn vào tờ hoá đơn, cô chú ý ngay dòng chữ: Đã thanh toán bằng một ly sữa. Ký tên. (Theo PHÙ SA ĐỎ) a) Cậu bé bước đi và cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn vì: A. Không cần đi bán hàng rong nữa. B. Có được một số tiền để đi học. C. Bụng đã hết đói. D. Nhận được sự giúp đỡ từ cô bé. b) Chi tiết nào cho thấy vị bác sĩ rất bất ngờ khi nhớ lại câu chuyện trước đây? A. Ông nhận lời khám bệnh cho cô gái. B. Một tia sáng lóe lên trong mắt ông. C. Ông đứng dạy đến bên giường bệnh nhân. D. Ông cố gắng hết sức mình cứu chữa cho cô gái. c) Câu chuyện Một ly sữa nói về: A. Sự chia sẻ B. Sự cố gắng C. Sự tự tin D. Lòng can đảm Câu 2. Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh Câu 3. Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau: Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Câu 4. Dùng dấu / ngăn cách giữa bộ phận TN, CN và VN của mỗi câu sau, gạch 2 gạch dưới CN và 1 gạch dưới VN, 3 gạch dưới TN của các câu đó và cho biết câu đó là câu đơn hay câu ghép: a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. (.) b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (.) Câu 5 : Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng? A. Cây ngay không sợ chết đứng B. Giấy rách phải giữ lấy lề C. Thẳng như ruột ngựa D. Thuốc đắng dã tật Câu 6. Hai câu:Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối B. Lặp lại từ ngữ C. Dùng từ ngữ thay thế D. Dùng từ ngữ nối Câu 7. Tìm các từ đồng nghĩa a. Chỉ màu vàng b. Chỉ màu hồng. c. Chỉ màu tím. Câu 8. Đọc hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, Tiếng Việt lớp 5- tập 2) a. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ chạy trong khổ thơ 1? b. Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong hai khổ thơ trên. Câu 9 : Trong đoạn thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả? Bốn ngàn năm dựng cơ đồ Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người. Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha. ( Lê Anh Xuân)

Lời giải 1 :

Câu 1:

a) D. Nhận được sự giúp đỡ từ cô bé.

b) B. Một tia sáng lóe lên trong mắt ông.

c) A. Sự sẻ chia.

Câu 2: 

- Nhóm 1 (chỉ ánh sáng phát ra không liên tục, lúc mạnh lúc nhẹ nhưng lặp đi lặp lại đều đặn, sinh động): lấp lánh, lóng lánh.

- Nhóm 2 (chỉ sự đầy đặn, không thể chứa đựng được hết): tràn ngập, đầy ắp.

- Nhóm 3 (chỉ tình cảm thắm thiết, day dứt khôn nguôi): thiết tha, da diết.

- Nhóm 4 (âu yếm, nịnh nọt trẻ con): dỗ dành, vỗ về.

Câu 3:

- Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách giữa Trạng ngữ 1 với Trạng ngữ 2.

- Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách giữa Trạng ngữ với cụm Chủ-vị 1 (C-V1).

- Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách cụm C-V1 với cụm C-V2.

Câu 4:

a) Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ trải ra mênh mông khắp các

                      TN                                                      CN                                                       VN

sườn đồi.

⇒ Câu đơn.

b) Dưới ánh trăng,/ dòng sông/ sáng rực lên,/ những con sóng nhỏ/ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

              TN                   CN1              VN1                        CN2                                 VN2

⇒ Câu ghép.

Câu 5: 

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Câu 6:

D. Dùng từ ngữ nối.

Câu 7:

a. Chỉ màu vàng: vàng chói, vàng hoe, vàng vàng, vàng vọt, vàng tươi,...

b. Chỉ màu hồng: hồng đào, hồng son, hồng hào, hồng phấn,...

c. Chỉ màu tím: tím nhạt, tím lịm, tim tím, tím ngắt,...

(Dài quá mik ko làm được hết. Nếu được bạn tách câu 8 vs câu 9 ra thành một câu hỏi khác mik làm tiếp cho.)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

a, D. Nhận được sự giúp đỡ của cô bé.

b, D. Ông cố gắng hết sức cứu chữa cho cô gái.

c, A. Sự chia sẻ.

 Câu 2:

Nhóm từ 1: Lấp lánh, lóng lánh.

 Nhóm từ 2: Tràn ngập, đầy ắp.

Nhóm từ 3: Thiết tha, da diết.

 Nhóm từ 4: Dỗ dành, vỗ về.

Câu 3: 

Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách hai ý khác nhau.

Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách giữa Trạng Ngữ và Chủ ngữ.

Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách hai ý khác nhau.

Câu 4: ( mik không biết, thông cảm nha )

Câu 5: A. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 6: B. Lặp lại từ ngữ.

Câu 7:

A. Màu vàng: vàng rực, vàng vàng

B. Màu hồng: hồng hào, hồng phấn.

C. Màu Tím: tim tím, tím ngắt

 Câu 8: (Xin lỗi nhưng câu này mik cũng k bít)

Câu 9: Tình cảm yêu quý đất nuóc của tác giả.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK