Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 1: 1-xương có tính chất và thành phần hóa...

Câu 1: 1-xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương. 2-giải thích nguyên nhân có hiệ

Câu hỏi :

Câu 1: 1-xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương. 2-giải thích nguyên nhân có hiện tượng " chuột rút" ở các cầu thủ bóng đá? Câu 2: 1-Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp? 2- Vì soa tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch. Câu 3: 1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng cảu phổi. 2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? giải thích?

Lời giải 1 :

Câu 1: 1-xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương.

Xương có 2 tính chất: đàn hồi và rắn chắc

Thành phần hóa học của xương:

-Chất hữu cơ(chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi

-Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính rắn chắc

Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương là:

-Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch HCl 10% sau 10-15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng→Xương chứa chất hữu cơ.

2-giải thích nguyên nhân có hiện tượng " chuột rút" ở các cầu thủ bóng đá?

Hiện tượng chuột rút là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được

Nguyên nhân:

-Do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước,mất muối khoáng thiếu oxi.Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit latic tích tụ trong cơ→ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ→Hiện tượng co cơ cứng hay chuột rút.

Câu 2: 1-Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?

-Nguyên nhân thuộc về tim:Khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất....làm cho huyết áp tăng.

-Nguyên nhân thuộc về mạch:khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.

-Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đặc thì huyết áp tăng....

2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.

ẢNH

Câu 3: 1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng cảu phổi.

ẢNH

2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? giải thích?

ẢNH

 

image
image

Thảo luận

-- mong bạn cho mình vote +ctlhn với ạ(mình ngồi đánh máy mỏi tay )
-- dạ
-- vào nhóm mik ko

Lời giải 2 :

Câu 1 :

* Thành phần hóa học của xương.

- Chất cốt giao đảm bảo cho xương có tính đàn hồi

- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc.

* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương.

+ Thí nghiệm chứng minh xương chứa chất hữa cơ :

-Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10%

-Sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng 

+ Thí nghiệm chứng minh xương chứa chất vô cơ :

-Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên

-Bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng chứng tỏ xương chứa chất vô cơ

2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

+ Chuột rút là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều,  mất muối khoáng, thiếu oxi đồng thời các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ , sẽ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ gây ra chuột rút

Câu 2 :

* Nguyên nhân thay đổi huyết áp : 

- Do thay đổi thể tích tuần hoàn 

- Do bệnh lý về tim mạch

- Do bệnh lý về thận 

- Do sử dụng thuốc và các chất kích thích

- Do nhịn ăn , ăn kiêng 

*Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch vì nhờ lực co bóp đẩy đi của tin , sức co của cơ và thành mạch máy , nhờ hệ thống van tĩnh mạch làm cho máu chảy theo 1 chiều

Câu 3

* Cấu tạo phổi phù hợp chức năng

- Phổi bọc bởi 2 lá : lá thành và lá tạng , giữa lá 2 này có dịch để phổi di đọng dễ dàng

- Phổi được cấu tạo bởi hàng triệu phế nang có khả năng giãn nở , tăng diện tích trao đổi khí

- Hệ thống mao mạch dày đặc tăng hiệu quả trao đổi khí của phế nang với máu 

* Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn do cơ thể hoạt động mạnh nhu cầu về năng lượng , cơ thể tăng cường trao đổi chất để giải phóng năng lươngh do đó tăng nhu cầu về oxy , tim phải co bóp mạnh để máu vận chuyển oxy kịp thời cấp máu cho cơ thể

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK