Trang chủ Tiếng Anh Lớp 6 Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau: a....

Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau: a. Ẩn dụ và so sánh b. Ẩn dụ và hoán dụ câu hỏi 4734714 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau: a. Ẩn dụ và so sánh b. Ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải 1 :

a, Ẩn dụ và so sánh 

-Điểm giống :đều liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau :

+, So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh

+,Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

b, Ẩn dụ và hoán dụ :

-Điểm giống :cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

-Khác nhau :

 +,Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).

+, Các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).

okee nhé bạn ^^




Thảo luận

Lời giải 2 :

~ Ẩn dụ và so sánh:

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-khác nhau: +) So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các sự vật dùng để so sanh và sự vật được so sánh ( vd như dấu gạch ngang,.....) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

                     +) Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi thêm 1 cái tên khác là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương nhau.

~ Ẩn dụ và hoán dụ:

- Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

- Khác nhau: +) Các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).

                      +) Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.)

                       +) Nói 1 cách ngắn gọn. Ẩn dụ là giống nhau, hoàn dụ là gần nhau

Bạn có biết?

Tiếng Anh hay Anh Ngữ (English /ˈɪŋɡlɪʃ/ ) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời thời Trung cổ tại Anh, ngày nay là lingua franca toàn cầu.Từ English bắt nguồn từ Angle, một trong những bộ tộc German đã di cư đến Anh (chính từ "Angle" lại bắt nguồn từ bán đảo Anglia (Angeln) bên biển Balt)

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK