Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Phân tích câu văn sau : A.Chiếc áo sườn vai...

Phân tích câu văn sau : A.Chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi . B. Mặc áo vào ,tôi có c

Câu hỏi :

Phân tích câu văn sau : A.Chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi . B. Mặc áo vào ,tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi ,tôi như dựa vào lồng ngực ấm áp của ba . C.Ba đã hi sinh trong một làn đi tuần tra biên giới ,chưa kịp thấy chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba .

Lời giải 1 :

`a)`

Chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi.

Chủ ngữ: Chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ

Vị ngữ: đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi

`b)`

Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi ,tôi như dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

Trạng ngữ: Mặc áo vào,

Chủ ngữ: tôi

Vị ngữ: có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi ,tôi như dựa vào lồng ngực ấm áp của ba

`c)`

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới ,chưa kịp thấy chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba.

Chủ ngữ: Ba

Vị ngữ: đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới ,chưa kịp thấy chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba.

`@Jes`

Thảo luận

-- Câu `b`, cụm "Mặc áo vào" là thành phần Trạng ngữ ạ !
-- mik nhớ là lớp 4 hình như chưa học trạng ngữ nên mik vẫn cho nó vô phần chủ ngữ ý bạn
-- hình như đến lớp 5 mới học trạng ngữ với câu ghép
-- Cậu ơi lớp 4 học trạng ngữ rồi á, với cả trạng ngữ là trạng ngữ, làm sao cho vào với chủ ngữ được ạ :?
-- ukm z để mik sửa, do lâu r nên mik ko nhớ rõ
-- Vâng

Lời giải 2 :

`A.` Chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi .

`-` Chủ ngữ: chiếc áo sườn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ

`-` Vị ngữ: đã trở thành cái áo xinh xinh ,trông rất oách của tôi .

`=>` Câu đơn mở rộng thành phần. (cụm C-V)

__________________________________________________________

`B.` Mặc áo vào ,tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi ,tôi như dựa vào lồng ngực ấm áp của ba .

`-` Trạng ngữ: Mặc áo vào

`-` Chủ ngữ 1: tôi

`-` Vị ngữ 1: có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi

`-` Chủ ngữ 2: tôi

`-` Vị ngữ 2: như dựa vào lồng ngực ấm áp của ba .

`=>` Câu ghép. (có 2 cụm C-V)

__________________________________________________________

`C.` Ba đã hi sinh trong một làn đi tuần tra biên giới ,chưa kịp thấy chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba .

`-` Chủ ngữ: Ba

`-` Vị ngữ: đã hi sinh trong một làn đi tuần tra biên giới ,chưa kịp thấy chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba .

`=>` Câu đơn mở rộng thành phần (vị ngữ).

`color{red}{@Cá}`

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK