`-` Định hướng bài làm:
Kiểu bài: Nghị luận văn học (về một tác phẩm).
Vấn đề nghị luận: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai trong đoạn trích truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân.
Hình thức bài làm: Một bài văn hoàn chỉnh.
`-` Dàn ý khái quát:
a, Mở bài: Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm "Làng".
b,
* Luận điểm tổng:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác.
- Khái quát chủ đề, đề tài, cách kể, ngôi kể, tình huống truyện.
* Luận điểm phân tích:
- Trước Cách mạng.
- Sau Cách mạng.
- Khi ông Hai đi tản cư:
+) Cảm xúc của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+) Cảm xúc của ông Hai khi biết tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+) Cảm xúc của ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
* Luận điểm hợp:
- Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình tượng ông Hai tiêu biểu cho ai ? (Người nông dân Việt Nam) Với những nét đẹp tiêu biểu nào ? (Tình yêu làng quê và lòng yêu nước).
c, Kết bài:
- Khái quát thành công về nghệ thật của tác phẩm.
- Khẳng định vị trí, ý nghĩa của tác phẩm.
`-` Bài làm hoàn chỉnh:
Kim Lân là nhà văn của hương đồng gió nội, là cây bút chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Viết về đề tài người nông dân và kháng chiến là nguồn cảm hứng chủ đạo của Kim Lân. Trong đó có truyện ngắn "Làng". Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh một lão nông từng sống qua hai chế độ nhưng giàu tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước, thủy chung với Cách mạng, với kháng chiến.
Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948). Truyện khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong kháng chiến chống Pháp. Đó là tình cảm yêu quê hương, đất nước, tình cảm rất riêng tư của ông Hai nhưng cũng là tình cảm chung của người nông dân, của cả cộng đồng. Cách khai thác diễn biến tâm lí nhân vật nhằm khắc họa tính cách của nhân vật là một nét tài hoa, độc đáo của Kim Lân. Tác phẩm còn đặc biệt thành công bởi nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là cái tin làng Chợ Dầu - quê hương của ông Hai theo giặc mà chính ông Hai nghe được từ miệng của những người đàn bà tản cư dưới xuôi lên. Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách nội tâm nhằm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê hòa hợp, thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam.
Ông Hai là một lão nông dân cần cù, chất phác đã từng sống qua hai chế độ nhưng nhanh chóng giác ngộ Cách mạng, tự hào về Đảng, về Bác. Ông yêu làng quê với tình yêu trong sáng, chân thành. Cách mạng thành tám đã làm thay đổi nhận thức trong ông. Trước Cách mạng, đi đến đâu ông cũng tự hào làng quê ông giàu có, trù phú, đường đi lát toàn đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng bùn không lấm đến gót chân; ông còn khoe với mọi người làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc người làng. Nay ông thù ghét cái sinh phần ấy đến tận tim gan. Vì nó là tàn tích của chế độ phong kiến, để phục vụ xây nó ông và bao nhiêu người làng phải khổ. Giờ đây ông tự hào với một niềm kiêu hãnh cao cả: Làng ông là làng kháng chiến, ông là đứa con của kháng chiến.
Kháng chiến chống Pháp nổ ra ông Hai cũng muốn ở lại làng cùng anh em tham gia kháng chiến nhưng vì sức khỏe của bản thân, vì hoàn cảnh gia đình, ông phải đi tản cư đến một làng tự do - làng Thắng. Vì theo ông, tản cư là ủng hộ chính sách của kháng chiến, của cụ Hồ cũng là yêu nước. Từ ngày đi tản cư xa lạ, bao nỗi xốn xang cùng trở về với quá khứ và hiện tại. Tính nết ông cũng thay đổi hẳn: Ít cười, hay cáu gắt và không nguôi nỗi nhớ làng, ông nhớ những ngày cùng anh em đào hào, đắp ụ: "Sao mà độ ấy vui thế". Ở nơi tản cư ngày nào ông cũng đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức kháng chiến, tin tức về làng Chợ Dầu. Ông vui mừng khôn xiết khi biết bộ đội ta đã giết được bao nhiêu thằng Tây. Niềm vui ấy là sự thể hiện cảm động sâu sắc tình yêu và niềm tự hào của con người Việt Nam với Cách mạng, với làng quê. Trong lúc ông Hai đang say sưa với những chiến tích kháng chiến, những tấm gương anh hùng, dũng cảm thì ông nghe được tin dữ: Làng Chợ Dầu quê ông theo giặc.
Cái tin ấy đến với ông quá đột ngột khiến ông bàng hoàng, sững sờ: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tên rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ". Khi trấn tĩnh lại, ông cố chưa tin đó là sự thật thì lại bị dội gáo nước lạnh vì người kể kể rành rọt quá lại khẳng định vừa ở dưới xuôi lên khiến ông không thế không tin. Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm. Cái làng bây giờ không chỉ còn là đường thôn ngõ xóm giàu có và giàu tinh thần kháng chiến nữa mà bây giờ là cái gì đó lớn lao hơn, là danh dự, là chỗ đứng để làm người. Ông đau đớn, nhục nhã, cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường như người bị ốm nặng: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Thương con, ông căm giận dân làng - những kẻ ông gọi bằng chúng bay một cách khinh bỉ. Ông nắm chặt tay rít lên trong đau đớn: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ông nguyền rủa họ đã làm những việc nhục nhã nhất để tổn hại đến danh dự của làng. Đó là tội phản bội , đầu hàng, bán nước.
Suốt mấy ngày sau đó ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nhà để nghe ngóng binh tình: "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến "cái chuyện ấy". Cứ thoàng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam - nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi !". Hai thứ tình cảm: Yêu làng, yêu nước đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm gay gắt trong ông Hai. Ông tìm cách thuyết phục mình không tin cái chuyện tày đình đó có thể xảy ra nhưng trước những chứng cứ hiển nhiên ông đành một lần nữa chấp nhận sự thật. Sự nhục nhã lại dày vò, sôi déo trong lòng ông. Ông nghĩ đến sự tẩy chay của mọi người, đến tương lai chưa biết làm ăn, sinh sống thế nào ? Một không khí nặng nề, căng thẳng bao trùm lên gia đình ông. Ông trò chuyện với vợ trong gian nhà nhỏ bực bội, gắt gỏng vô cớ, trằn trọc thở dài, lo lắng đến mức nín thở không dám nhúc nhích... Ông Hai sống trong một bi kịch triền miên, ông sợ mụ chủ nhà ngoa ngoắt. Có lúc ông lại thổn thức nghĩ quẩn: "Hay là quay về làng ?". Vừa chớm nghĩ như vậy cả cuộc đời đen tối trước Cách mạng lại hiện lên trong tâm trí ông, ông lại gạt phắt đi "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây". Cuối cùng ông quyết định: "Làng thì yêu thật, những làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Lựa chọn như vậy phải chăng ông Hai đã hi sinh tình yêu với làng quê ? Nhưng nếu theo dõi toàn bộ tác phẩm ta sẽ thấy lòng yêu nước đã rộng lớn và bao trùm lên tình cảm làng quê. Vì thế mà ông Hai càng đau khổ.
Ông Hai bị dồn đến đường cùng khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi. Trong tâm trạng dồn nén, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với con: "- Nhà con ở đâu ? - Nhà con ở làng Chợ Dầu."; "- Thế con ủng hộ ai ? - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh.". Cuộc đối thoại, trò chuyện với đứa con nhỏ vô cùng cảm động, Nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông lão cứ chảy dòng dòng trên má. Trò chuyện với con những thực chất là ông đang tự nhủ với chình mình. Ông nói như để ngỏ lòng mình và như để tự thanh minh cho mình nữa. Những lời thủ thỉ đó đã khẳng định tình cảm với làng quê, với khàng chiến, với Cách mạng, vợi cụ Hồ của ông Hai thật sâu nặng, bền vững, thiêng liêng. Sông có thể cạn, đá có thể mòn nhưng tình cảm ấy của con người Việt Nam từ xưa đến nay không bao giờ thay đổi.
Nhà văn Kim Lân đã rất sâu sắc và tinh tế khi miêu tả diễn biến, trạng thái, tâm lí, buồn vui, lo sợ của người nông dân về làng quê mình. Họ đã yêu làng với tình yêu ngấm vào máu thịt. Một thứ tình cảm thường trực mà hết sức thiêng liêng trong mỗi con người Việt Nam.
Đến khi cái tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai vui mừng khôn xiết, ông đi khắp nơi múa tay lên mà khoe với mọi người cái tin vui ấy: "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả !". Đây là một niềm vui kì lạ, niềm vui mừng này thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước của ông Hai. Nhà bị đốt nhưng ông không buồn, không tiếc, vì đó là bằng chứng về lòng yêu nước, trung thành với kháng chiến, với Cách mạng của ông. Đây là tình cảm rất riêng của ông Hai cũng là tình cảm chung của người dân làng Chợ Dầu, của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ sẵn sàng cồng hiến, hi sinh tài sản, tính mạng cho Cách mạng, cho đất nước.
Tình yêu làng quê của ông Hai giản dị, chân thành như ré lúa, củ khoai, sáng trong như giếng khơi đầu làng, gắn bó như máu thịt. Yêu làng nhưng tình yêu Tổ quốc phải được đặt lên hàng đầu. Đó là mệnh lệnh của trái tim, cũng là chủ đề mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.
Cốt truyện diễn biến theo tâm lí nhân vật, tạo được tình huống căng thẳng để thử thách nội tâm. Kim Lân đã đưa người đọc đến với một thứ tình cảm thường trực nhưng hết sức cao đẹp: Tình yêu làng của một lão nông trở thành một thói quen thích được khoe về làng, thành một niềm say mê, hãnh diện. Tình yêu ấy thống nhất với lòng yêu nước. Khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lăng thì đó cũng là tình cảm sắt son của dân tộc Việt Nam:
"Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy".
\(\boxed{\text{LOVE TEAM}}\)
Nhớ Vote mình nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK