Phân tích khổ thơ đầu: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Huy Cận vốn là một nhà thơ giàu cảm xúc, vậy nên thơ ông lúc nào cũng chất chứa những nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Thế nhưng, ông không bộc lộ trực tiếp mà bày tỏ nó một cách thầm kín, gửi gắm nó qua từng câu chữ. Câu thơ mở đầu tác giả đã nhắc lại nhan đề “tràng giang’ với cách điệp vần “ang” gợi lên sự ngân vọng vang xa, cổ kính, khắc họa vẻ đẹp của một dòng sông muôn thuở vĩnh hằng. Cảnh tượng hiện ra trước mắt thi nhân là một dòng sông mênh mông, bất tận với từng gợn sóng nhỏ nối tiếp nhau lan dần xa. Từ láy “điệp điệp” cùng với tính từ “buồn” vừa gợi tả được cảnh sóng nước lăn tăn vừa gợi lên không khí u sầu, nỗi buồn da diết của thi nhân trước cảnh sông nước. “Sóng” gợn lên từng đợt tựa như những nỗi buồn chồng chéo lên nhau trong tâm trạng bơ vơ, trơ trọi của lòng người. Không chỉ có “sóng” mà còn có “Con thuyền xuôi mái nước song song” . “Thuyền” và “nước” vốn luôn giao hòa nhưng trong câu thơ này lại gợi lên một cảm giác lạc điệu khó tả. Nó như một sự li cách giữa “thuyền” và “nước”, giữa người với đời hay là đó sự đơn độc của lòng người trên dòng nước mênh mông? Ở câu thơ thứ ba, hình ảnh “thuyền” và “nước” được lặp lại ở câu thơ trên nhưng vẫn không hề có sự đồng điệu mà còn tan tác hơn với nghệ thuật đối “thuyền về” – “nước lại”. Cảnh vật lúc này không còn “buồn điệp điệp” nữa mà đã “sầu trăm ngả” , nỗi buồn từ trong lòng người đã lan rộng ra khắp cảnh vật, đất trời. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu. Hình ảnh độc đáo “củi một cành khô” xuất hiện ở câu thơ cuối với nhịp thơ 1/3/3 càng làm hiện rõ hơn sự đơn độc của nhà thơ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ cùng nghệ thuật đối lập “một” – “mấy” để nhấn mạnh sự cô đơn, trơ trọi của “củi” trước cảnh sông nước mênh mông. “Lạc mấy dòng” gợi lên sự trôi nổi, bấp bênh của thân phận cỏ cây hay cũng là của số kiếp con người giữa cuộc đời sóng gió trăm ngả. Thông thường người ta hòa mình vào thiên nhiên để quên đi những nỗi sầu buồn nhưng ở đây tác giả càng đắm mình vào cảnh vật thì lại càng thấy mình nhỏ bé, bơ vơ biết bao trước cuộc đời rộng lớn. Phải chăng là do cảnh buồn hay lòng người đã quá sầu tư? Có lẽ nhà thơ đã nhìn thấy chính mình trong cái cảnh khô tàn, héo úa của “cành khô” đang trôt dạt vô định giữa dòng nước. Với âm điệu nhịp nhàng, trầm buồn, cùng với các từ láy đặc sắc, đối ý, hình ảnh độc đáo, chi tiết mới mẻ, Huy Cận đã phác họa nên một nỗi buồn bơ vơ, bế tắc của lòng người trước không gian sông nước mênh mông, rợn ngợp và hoang vắng.
Cho mình xin ctlhn nha :3
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK