Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 1) Sao anh không về thăm thôn vĩ Nhìn nắng...

1) Sao anh không về thăm thôn vĩ Nhìn nắng hàng cầu nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh Như Ngọc Lá trúc chen ngang mặt chữ điền A. Thể thơ B. Nội dung 9 C. Bi

Câu hỏi :

1) Sao anh không về thăm thôn vĩ Nhìn nắng hàng cầu nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh Như Ngọc Lá trúc chen ngang mặt chữ điền A. Thể thơ B. Nội dung 9 C. Biện pháp từ từ và tác dụng D. Phương thức biểu đạt E . Trong đoạn thơ trên t bắt gặp cái nhìn của nhà thơ về cuộc sống và con nguời. Hãy trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của e 2) Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hỉu Đâu tiếng làng xã vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu Chota vô tả Sông dài trời rộng bến cô Liêu Á. Phương thức biểu đạt B. Biện pháp từ tư va tác dụng C. Cáh kết họ ẹp từ sâu chót vót có j đặc biệt D. Tác gủa đã thể hiện tâm tư, tình cảm j khi đứng trước cảnh trời rộng sông dài 3) lòng quê Dơn Dơn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Á. Phương thức biểu đạt B. Nội dung 9 C. Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy dợn dợn D. Tùy ý thơ huy Cận, a chị hãy trình bày suy nghĩ tình yêu quê huog đất nuớc của thành niên ngày nay 12-15 dòng Giúp e vs ạ huhu💙💙😫😁😡😙

Lời giải 1 :

 1. Miêu tả

2,

Biện pháp tu từ so sánh "xanh như ngọc". Tác dụng: tái hiện vẻ đẹp chân thực và sinh động của những vườn cây miệt vườn. "Xanh như ngọc" làm tái hiện vẻ đẹp trong trẻo, mát lành của những vườn cây vào sáng sớm bình minh khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá cây.

3,

Những cách hiểu của câu thơ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Thứ nhất, câu thơ có thể là câu hỏi của một cô gái xứ Huế, có thể  là người yêu của Hoàng Thị Kim Cúc của Hàn Mặc Tử. Nếu hiểu theo nghĩa này thì câu thơ mang sự trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở cũng như mời mọc duyên dáng của người con gái.

Thứ haim câu thơ có thể là lời của chính tác giả. Tác giả dường như tự phân thân để chất vấn mình, hàm ý trách mình, nhắc mình đã lâu không về thôn Vĩ. Câu thơ này như mang dự cảm đau lòng về sự chia biệt và xa cách của tác giả với người yêu: trước đã không về, giờ không về và sau này cũng không thể về. Với tác giả, mảnh đất Huế là mảnh đất quen thuộc vì ông từng học ở đây nên từ "về" được dùng một cách tự nhiên, như về nhà, về mảnh đất yêu thương, mảnh đất có người mà mình yêu. Câu thơ cũng gợi ra khát khao về với Huế.

4,

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ thơ đầu tiên đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của những khu vườn miệt vườn xứ Huế. Thật vậy, những hình ảnh trong khổ thơ đều là những hình ảnh chọn lọc của vườn cây trái. "Nắng mới lên" gợi ra hình ảnh của những tia nắng đầu ngày, ấm áp và dịu dàng, tươi rói đang chiếu rọi lên những hàng cau xanh xanh. Sắc nắng hòa vào sắc xanh của những vườn cau xanh làm cho khung cảnh trở nên rực rỡ và thơ mộng. Tiếp theo, câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" có sử dụng hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi ra vẻ đẹp của khu vườn vào sáng sớm bình minh. Khi ngày mới đến, những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những cành cây kẽ lá thì khu vườn càng trở nên sinh động và giàu sức sống hơn. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên dường như chỉ là bức tranh trong tâm tưởng của nhà thơ kể về mảnh đất xứ Huế mà ông đang hướng về. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng dự cảm những đau đớn và chia cách trong tình yêu ở những dòng thơ sau.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK