Vào những năm 1966, đất nước Việt Nam có hai nhiệm vụ chính: trong khi miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Và "nhà văn là thư kí trung thành của thời đại". Trong các tác phẩm của mình, nhà văn luôn tái hiện lại hiện thực của cuộc sống. Chủ đề sáng tác được đa số nhà văn lựa chọn đó là chiến tranh ở miền Nam. Tuy nhiên, trong cái tàn khốc của chiến tranh, nhiều nhà văn đã thể hiện được những tình cảm thiêng liêng mà sâu nặng của con người như tình yêu làng, yêu nước trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân, "những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê,... Đặc biệt là tình phụ tử. Và trong các tác phẩm viết về tình phụ tử vào thời gian này, người ta không thể không nhắc đến truyện ngắn "chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Truyện ngắn "chiếc lược ngà" được tác giả viết trong thời gian cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra rất cam go, ác liệt và tác giả đang hoạt động trên chiến trường Nam Bộ. Truyện kể về tình cảm cha con của ông Sáu. Ông Sáu đi kháng chiến và tám năm ròng chưa được gặp con. Được nghỉ phép, ông về nhà với mong muốn gặp lại đứa con thân yêu của mình. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba do vết thẹo trên mặt ông. Nhưng rồi sau tất cả hiểu lầm, bé Thu cũng đã chịu nhận ba, trước lúc ông Sáu lên đường trở lại chiến khu. Và lúc mà bé Thu nhận ra ba, và kêu lên tiếng ba thiêng liêng ấy, cũng chính là đoạn đã lấy đi nước mắt của rất nhiều độc giả. Có thể nói, đoạn văn ấy là đoạn văn cảm động nhất trong bài.
Sau khi bị ông Sáu đánh, bé Thu đã chèo xuồng sang nhà bà ngoại. Tối đó, sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu trở về nhà vào buổi sáng ông Sáu phải lên đường về đơn vị. Cô bé đã đột ngột thay đổi trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người. Em không còn ngang ngạnh, cau có, cố chấp mà thay vào đó là khuôn mặt "sầm lại buồn rầu" và "nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Khi cô bé bắt gặp cái nhìn trìu mến và buồn rầu của ba thì "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Khi ông Sáu khẽ cất lời từ biệt thì cô bé mới chịu kêu ba một tiếng xé lòng: "ba...a...a...ba". Cô bé chạy xô lại ôm chặt lấy ba mình, hôn ba và hôn lên cả cái vết thẹo dài trên má. Cô bé cất lời giữ ba ở nhà: "ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con!". Đây là một ước mơ rất thực, có phản chiếu tình cảm gắn bó của bé Thu dành cho ba. Trong khoảnh khác chia li đó, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, bé Thu không che giấu sự gắn bó và tình cảm của em dành cho ba. Miêu tả những biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả như tô đậm tình yêu thương ba của cô bé. Qua đó, ta thấy bé Thu bướng bình, gan góc nhưng cũng rất giàu tình cảm.
Còn đối với ông Sáu, trong những ngày chỉ phép ở nhà, ông vô cùng dịu dàng, kiên nhẫn, khoan dung với con. Và khi chia tay, tình cảm cha con sâu nặng được bộc lộ rất xúc động. Ông không dám lại gần con bé, chỉ "đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu", cố gắng kìm giữ cái khát vọng đc ôm con vào lòng. Khi con bé nhận ra ông, ông "Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, ông một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con". Ông không muốn con bé trông thấy những giọt nước mắt yếu đuối của mình, đó cũng là những giọt nước mắt hạnh phúc ứa ra từ nỗi xúc động và thương con sâu sắc. Ông đã hứa với con bé sẽ trở về với chiếc lược ngà tặng con. Tác giả đã tái hiện được tình cảm yêu thương con sâu sắc của ông Sáu, nó đã chiến thắng sự tàn bạo của chiến tranh, chiến thắng mọi biệt li, cách trở. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.
Qua đó ta thấy được sự khéo léo, tài năng của tác giả. Đó là cách tác giả xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cho đến ý nghĩa của tình huống truyện ấy, chỉ muốn thể hiện được tình cảm phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh khốc liệt. Đặt nhân vật vào những tính huống éo le để những tình cảm cha con được đẩy lên cao trào lúc bé Thu nhận ra ba. Qua đó, tác giả muốn khẳng định một điều hết sức thiêng liêng, đó là tình cha con là bất tử mà không một súng đạn nào có thể chia cắt được.
____Học Tốt____
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK