Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 lap dan bai cam nghi kho 2 sang thu câu...

lap dan bai cam nghi kho 2 sang thu câu hỏi 1714901 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

lap dan bai cam nghi kho 2 sang thu

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1.MB: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian, cảnh vật lúc sang thu (Bạn tự diễn đạt nhé).

2.TB:

-Ý 1: Không gian mùa thu mở rộng ra: Rộng lớn, nhiều tầng bậc hơn

+Bức tranh thu từ chỗ cảm nhận những cái vô hình (hương,gió) chuyển sang cảm nhận những nét hữu hình, cụ thể(sông,chim,mây)

+Từ không gian nhỏ hẹp(ngõ) -> không gian dài, rộng, cao vời

+Cảnh vật được miêu tả từ mơ hồ(hương ổi, gió se, màn sương) -> rõ nét(dòng sông, cánh chim, làn mây)

-Ý 2 : Các câu thơ có cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ: "Sông được lúc dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã".

+Sông không còn cuồn cuộn, dự dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ. Sông ẻm ả, dềnh dàng, lắng lại, lững lờ trôi như đang trầm tư suy nghĩ

+Hình ảnh "Dòng sông" được nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng" tả thực 1 dòng sông tĩnh lặng, trong trẻo với dòng chảy êm đềm.

+Con sông như được nghỉ ngói sau 1 mùa hạ đầy vất vả bão dông

+Hơi thu lành lạnh khiến chim bắt đầu vội vã, mải mê, khẩn trương chuẩn bị cho chuyến di cư tránh rét

+Cặp từ đối "dènh dàng"><"vội vã": diễn tả chính xác và tinh tế trạng thái biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu.

-Ý 3 : "Đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu": hình ảnh nhân hóa giàu ý nghĩ tạo hình:

+Hình dung về đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu": • Đám mây mềm mại như dải lụa duyên dáng vắt ngang giữa hai bầu trời(nửa bên này của mùa hạ-nửa kia của mùa thu).

                                     •Diễn tả được cảm giác  bâng khuâng, xao xuyến, bịn rịn của tác gủa trước trời thu. Như thể vừa muốn đón nhận thu vè, nhưng vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời xa mùa hạ.

+Trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo của nhà thơ đã tạo nên hình ảnh "đám mây": • đầy mới mẻ, độc đáo

                     •gợi rõ cảm giác giao mùa(hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn)

3.KB: Ý nghĩa chủ đề: Tất cả những biến chuyển  của không gian, cảnh vật lúc sang thu được nhà thơ đón nhận một cách nhạy cảm, tinh tế bằng những từ ngữ chính xác, gợi cảm và hình ảnh giàu giá trị tạo hình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Sang thu

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 9

Để hoàn thiện bài cảm nghĩ về bài thơ Sang thu hay và đặc sắc nhất, các bạn hãy cùng tham khảo dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Sang thu mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

Bài viết liên quan

  • Dàn ý cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu
  • Suy nghĩ của em về bài thơ Sang thu
  • Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu
  • Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu
  • Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Sang thu

1. Mở Bài

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát

2. Thân Bài

Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
+ Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ "bỗng", "hình như".
---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

Khổ 2:
+ Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.
+ Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
+ Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

Khổ 3:
+ Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
+ Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.
* Tóm lại:
+ Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
+ Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3. Kết Bài

+ Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
+ Nêu cảm xúc khái quát.

Sang thu là những cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những dấu hiệu chuyển mình sang thu của đất trời. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. Bài thơ được giới thiệu trong tuần học thứ 24 SGK Văn lớp 9 . Tìm hiểu chi tiết về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Sang thu, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài: Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu, Bình giảng hai khổ thơ đầu bài Sang thu, Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu, Phân tích bài thơ Sang thu;... 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK