Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa .
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .
`-` Tên bài : Cảnh khuya
`-` Tên tác giả : Hồ Chí Minh
`-` Hoàn cảnh sáng tác : Được Bác Hồ sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp ( năm 1947 )
Phần I.Đọc Hiểu
Câu 1:
-Hoàn thành bài thơ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
-Tên bài thơ:"Cảnh khuya"
-Tác giả: Hồ Chí Minh
-Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ"Cảnh khuya"được sáng tác vào năm 1947,giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp.
Câu 2:
Biện pháp tu từ:
-So sánh"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
-Điệp ngữ:
+"lồng"
+"chưa ngủ"
⇒Tác dụng: Tác giá sử dụng phép so sánh,điệp ngữ đã khắc họa nên được bức tranh thiên nhiên núi rừng hoang vắng mà khoáng đạt,du dương,âm thanh vang võng khắp không gian vũ trụ.Hơn thế nữa,nó còn khắc họa nên hình ảnh Bác Hồ đang thao thức trong đêm khuya,lo cho nhân dân,lo cho đất nước.Qua đó,ta thấy được sự hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước trong con người Hồ Chí Minh.
Phần II.TẬP LÀM VĂN
Câu 1:
Trong bài thơ trên,hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật rõ,thật chân thực.Cảnh đêm khuya đã vẽ nên chân dung hình Bác đang miệt mài làm việc.Bác chưa ngủ,chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Câu thơ cuối đã giúp ta hiểu rõ hơn về con người Bác.Bác đã thức trắng đêm chỉ vì lo cho dân tộc,lo cho đất nước đang bị xiêng xích,khổ cực,lầm than,Bác phải gắng sức làm việc,để tìm ra đường lối,chỉ huy cách mạng ta đánh chiến giành lại độc lập.Đức hi sinh của Bác thật đáng trân trọng và ngợi ca!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK