1. Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
- Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
- Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
- Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
- Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ ( khoá I ) của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
- Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.
- Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.
- Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng gà trưa
Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh
Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa
Phương thức biểu đạt bài thơ Tiếng gà trưa
PTTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Giá trị nội dung bài thơ Tiếng gà trưa
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
Giá trị nghệ thuật bài thơ Tiếng gà trưa
1.Xuân Quỳnh sinh năm (1942 -1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình công chức. Mẹ mất sớm, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa đoàn văn công Trung ương khi 13 tuổi .Sau đó, chị từng là Biên tập báo Văn nghệ, Biên tập viên NXB Tác phẩm mới, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (chiều 29/4/1988).
* Sự nghiệp sáng tác:
- Vị trí: là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm gồm có:
+ Tơ tằm, chồi biếc (in chung - 1963)
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió Lào cát trắng (1974)
+ Lời ru trên mặt đất (1978)
+ Tự hát (1984)
+ Sân ga chiều em đi (1984)
+ Hoa cỏ may (1989) (sau khi nhà thơ mất)
Một số tập dành riêng cho thiếu nhi: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng, Vẫn còn ông trăng khác.
Truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh mang đến cho các em những tình cảm trong trẻo, trìu mến, nhân hậu và cái nhìn hỏm hỉnh thông minh.
2.Bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Mở đầu bài thơ là tâm trạng nhớ nhà của người lính trên đường hành quân.
Đoạn 2. là hình ảnh người bà và những đàn gà của bà nuôi và chăm chút quanh năm.
Tiếng gà trưa gợi bao kí ức đẹp đẽ của thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà tần tảo, người cháu đáng yêu và cả con gà như đang sống dậy trước mắt.
Khép lại bài thơ, khổ thơ cuối những chiêm nghiệm đã đẩy dòng cảm xúc lên cao trào thành những lời bộc bạch rất đỗi tâm tình
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK