Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết đoạn văn 6-8 câu suy nghĩ về vẻ đẹp...

viết đoạn văn 6-8 câu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình trong khổ 2 bài thơ ns vs con gấppp mai cần sớm câu hỏi 1612836 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn 6-8 câu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình trong khổ 2 bài thơ ns vs con gấppp mai cần sớm

Lời giải 1 :

Qua bài thơ Nói với con Y Phương đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về những phẩm chất tốt đẹp của "người đồng mình". Trước hết, "Người đồng mình" hiện lên là những con người tài hoa, khéo léo trong công việc lao động tươi vui. Người đồng mìnhlà để chỉ những người vùng mình những người cùng sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc.  Họ khai hoang, lập làng, lập bản, tạo ra những cung đường. Họ còn là những con người biết lo toan và rất giàu nghị lực trong cuộc sống. "Người đồng mình" không bao giờ nhụt chí, mà luôn mạnh mẽ, vững vàng đối diễn với những khó khăn. Đối diện với nhiều khó khăn, thử thách nhưng "người đồng mình" vẫn luôn nguyện gắn bó, thủy chung, một lòng với quê hương, dân tộc mình. Tóm lại vẻ đẹp phẩm chất của "Người đồng mìnhh" hiện lên rõ nét qua ngòi út của tác giả.

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Văn học không chỉ nói cho mình mà còn nói thay lòng người. Không chỉ xuất phát từ “chân trời của một người” mà còn đến với “chân trời của tất cả”. Đó là lí do vì sao khổ thơ đầu là lời nhắn nhủ của chủ thể nhưng đến với những câu thơ sau, ta bỗng nhận thấy dường như thi nhân đang nói cho cả chúng ta, bộc bạch với ta, khuyên ta:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con “.

     Để ý thấy rằng “người đồng mình” từ “yêu lắm con ơi” sang “thương lắm con ơi” càng thêm trìu mến, thân thương không chỉ trong con mà còn trong chính chúng ta. Cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người miền núi được thể hiện vô cùng rõ nét qua những dòng thơ thô sơ, mộc mạc: “núi cao” thì “đo nỗi buồn”, “con đường xa” thì “nuôi chí lớn” bởi cuộc sống lam lũ, vất vả, nhọc nhằn. Nhưng chính hình ảnh ấy đã hun đúc nuôi dưỡng ý chí, nghị lực của con người, cho con người biết vượt qua mọi khó khăn. Từ đó người cha mong muốn đứa con của mình biết đồng cảm, sẻ chia, yêu thương, gắn bó hơn với buôn làng. Điệp từ, điệp cấu trúc câu “sống trên đá, sống trong thung”, “không chê” như một lời khẳng định, một lý mà người cha muốn nhắc nhở con về thái độ sống phóng khoáng, mạnh mẽ cho dù có phải “lên thác xuống ghềnh” - một thành ngữ chỉ những khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trên cuộc đời. Trong hình ảnh ấy, con sẽ học được cách tự chủ bản thân, vững vàng trước sóng gió, cũng như những con người của quê hương chúng ta không bao giờ nhỏ bé, nghèo hèn mà luôn giàu nghị lực.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK