Câu 1:
-Đoạn trên trích từ văn bản: ''Nhớ rừng'' của tác giả Thế Lữ
-Thế Lữ :(1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Câu 2:
- "Gậm": động từ
- "Khối căm hờn": danh từ hóa tính từ
Cách hiểu và cách dùng:
-"Gậm": nỗi uất ức bị kìm hãm phải gậm nhấm
-"Khối căm hờn": Nỗi cơm phẫn bị dồn nén lại thành hình khối
=> Thể hiện rõ nỗi căm uất, ngao ngán, khinh ghét thực tại
Câu 3:
-Không , vì sẽ làm mất đi ý nghĩa mà tác giả muốn nói
Câu 4:
-nói lên: sự buồn chán, thất vọng của con hổ đành buông xuôi, trông ngóng ngày tháng trôi qua
Câu 5:
-Nhấn mạnh cảm xúc của con hổ về thực tại
Câu 6:
- Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ dụng ý nói đến thực tại của bản thân mình
Câu 7:
Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.
Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầmthường hóa, vị thế bị xuống cấp:
"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".
Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.
"Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân
xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.
-------------------------
xin 5sao và câu trả lời hay nhất :< /mừng tết tớ đi mà ;-;/
Chúc cậu học tốt ! Tết vui vẻ ! :))
c1:
đoạn thơ trên trích trong văn bản" nhớ rừng"- thế lữ
*gt về tác giả:
- thế lữ(1907-1989), tên thật là nguyễn đình lễ sau đổi thành nguyễn thứ lễ
- quê ở bắc ninh
- là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
-ông được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật(2000)
*gt về tác phẩm:
a) xuất xứ:
- văn bản ra đời năm 1934, trích trong tập"mấy vần thơ -1935"
-thể loại: thơ 8 chữ
b) phương thức biểu đạt :tự sự, miêu tả, biểu cảm
c2:
từ loại của từ: gậm là động từ
khối căn hờn là danh tính từ
gậm:cách dùng răng, miệng mà gặm ,mà cắn dần từng chút một cách chậm rãi, kiên trì
khối căm hờn: cảm xúc căm hờn, tức giận kết đọng thành một khối lớn, đè nặng nhức nhối lên tâm trạng
tác dụng: diễn tả sự bộc phát sức mạnh của con hổ và tâm trạng ngao ngán, nỗi uất ức không thể giãi bày
c3:
ta không thể thay từ"gậm" bằng từ"ngậm"
"khối"................"nỗi"
c4:
tư thế"......." nói lên tình thế bất lực, ngao ngán và buông xuôi của con hổ khi bị giam trong cũi sắt
c5:
tác dụng: diễn tả tâm trạng uất ức, buồn tủi của một vị chúa sơn lâm khi "sa cơ lỡ bước"
c6:
dụng ý nght: nói lên sự đau khổ của những người dân trong xã hội xưa khi phải chứng kiến cảnh đất nước bị nô lệ mà không thể vùng dậy để bảo vệ cho đất nước, dân tộc . chỉ có thể bộc lộ niềm uất ức, ai oán trong nỗi câm lặng. qua đây, tác giả đã bộc lộ được tình yêu nước thầm kín của mình và những người dân mất nước thuở ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK