Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cho câu thơ: “ Ta bước chân lên dõng dạc...

Cho câu thơ: “ Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng” Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép thuộc b

Câu hỏi :

Cho câu thơ: “ Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng” Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Của ai? Câu 3: Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Câu 4: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ và phân tích tác dụng? Câu 5: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh con hổ trong đoạn thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 đến 10 câu trong đó có sử dụng một câu nghi vấn gạch chân câu nghi vấn đó?

Lời giải 1 :

Câu 1:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi".

Câu 2:

- Bài thơ "Nhớ rừng " của tác giả Thế Lữ.

Câu 3:

- ND chính: Cảm xúc, suy nghĩ của con hổ khi nhớ lại thời kì vàng son của mình khi vòn ở chốn núi non hùng vĩ.

Câu 4: 

*Từ ngữ chọn lọc, tinh tế và vô cùng đặc sắc, độc đáo.

`->` Phân tích :

- "lượn, vờn,..." `->` động từ mạnh thể hiện sự uy nghi, hùng mạnh, tràn đầy sức sống của con hổ.

- "mắt thần, quắc" `->` thể hiện trách nhiệm to lớn, sự uy quyền của vị chúa tể sơn lâm.

- Đại từ xưng hô "ta" `->` sự tự tin, tự cao đúng với tâm lý của một vị chúa tể rừng xanh.

Câu 5: 

Hình ảnh con hổ trong khổ thơ trên là một tuyệt tác mà Thế Lữ xây dựng. Có ai lại ngờ rằng từ hình ảnh con hổ buông xuôi, bất lực ở khổ trước ở khổ tiếp theo lại có cảm xúc ngược lại như thế này không? Đúng vậy ở khổ tiếp theo này, con hổ đang bắt đầu sống lại với những kỷ niệm trong quá khứ - lúc nó còn tự do, còn là một vị chúa tể sơn lâm. Hình ảnh nó hiện lên với tất cả sự uy nghi,trang nghiêm như một vị thần của núi non khiến mọi vật đều khiếp sợ. Người đọc chắc chắn cũng đã hình dung ra được hình ảnh một vị chúa tể to lớn, tràn đầy sức sống, uy nghiêm nhưng lại không kém phàn uyển chuyển, mềm mại và sắc lạnh đến rùng mình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

C1:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

C2:

Bài thơ "Nhớ rừng". Của nhà thơ Nguyễn Thứ Lễ
C3: (H/ảnh)
C4:

-Tác giả mượn hình ảnh con hổ bị nhốt trong cũi sắt để diễn tả nỗi từ túng, chán ghét thực tại 

image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK