Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:...

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại

Câu hỏi :

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1. Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2. Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3.“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! thuộc kiểu câu( theo mục đích nói)gì? Nó được dùng để làm gì?Câu 4.Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Viết về bài Nhớ rừng của Thế Lữ

Câu 2

Những câu thơ em thích nhất trong bài thơ "Nhớ rừng":

Gặm một khối căm hờn trong củi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Thế Lữ gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”. Bốn câu thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt. Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm. Gặm chứ không phải ngậm, nghĩa như mình tự gặm nhấm, nhấm nháp khối căn hờn của mình. Nhà thơ nói khối căm hờn, bởi khối là một tình cảm to lớn, nguyên vẹn, chưa tan. Hình ảnh con hổ dũng mãnh, chúa sơn lâm bị nhốt trong cũi sắt với những dằn vặt, những hồi tưởng về cảnh sống tự do ; thân phận bị giam hãm tù túng, nỗi buồn uất hận... là một tương ứng đẹp, lớn lao với khát vọng tự do của cá nhân con người.

Câu 3

Câu "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!" là câu cảm thán. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc khổ đau chúa sơn lâm về quá khứ vàng son và nơi rừng rậm.

Câu 4

Bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Bởi vì hình ảnh chúa sơn lâm bị nhốt nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại. Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hể nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do.

Theo em, để thể hiện lòng yêu nước của mình thì thế hệ trẻ ngày nay cần học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để trở thành một người công dân vừa có tài vừa có đức cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

Lời nhận xét viết về bài thơ Nhớ rừng. Tác giả là Thế Lữ.

Câu 2:

 Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Câu 3:

   “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!" thuộc kiểu câu cảm thán. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ rừng tha thiết, mãnh liệt của chúa sơn lâm. Đồng thời còn thể hiện khao khát tự do cháy bỏng một cuộc sống chân thật, cuộc sống của chính mình trong xứ sở của chính mình cũng như khát vọng một cuộc sống tự do của chú hổ.

Câu 4:

    Nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy là bởi vì nó cũng nói lên tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng khi bị giam cầm, nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối và bùng lên niềm khát khao tự do mãnh liệt.

     Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

                                                       ~CHÚC BẠN HỌC TỐT <3~

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK