Trang chủ Sinh Học Lớp 8 6. Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây...

6. Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? 7. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?cho ví dụ. 8 Nêu cấu tạo của mắt, vì sao

Câu hỏi :

6. Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? 7. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?cho ví dụ. 8 Nêu cấu tạo của mắt, vì sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng? 9. Vì sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất của hệ nội tiết. Nhờ đâu mà lượng đường trong máu luôn ổn định.

Lời giải 1 :

6. Dây thần kinh tủy là dây pha vì gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm ( rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước.

7.

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

* Phản xạ có điều kiện :

+ Khái niệm :là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định.

+Tính chất :

-Trả lời kích thích bất kì 

-Phải học tập mới có

- Không bền vững 

- Không luyện tập sẽ mất đi 

- Số lượng nhiều 

- Cung phản xạ phức tạp

- Không có tính di truyền mà mang tính cá thể

Ví dụ : học 1 ngôn ngữ mới

* Phản xạ không điều kiện là 

+ Khái niệm :Phản xạ không điều kiện là loại phản xạ có cung phản xạ cố định, có tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. 

+ Tính chất :

-Trả lời kích thích tương ứng hoặc không có điều kiện 

- Mang tính bẩm sinh ra đã có 

-Không bị mất đi trong quá trình cá thể 

- Bền vững 

-Số lượng có hạn định

- Mang tính chất di truyền 

-Cung phản xạ đơn giản 

Ví dụ : bị bỏng rụt tay lại

8.

Cấu tạo của mắt gồm

* Màng bọc

* Màng cứng :phía trước là màng giác

* Màng mạch:phía trước là lòng đen

* Màng lưới: tế bào nón ,tế bào que

Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng nhiều --> cận thị.
- Trên tàu xe do bị dằn xóc liên tục --> khoảng cách từ sách đến mắt liên tục thay đổi, các cơ vận động mắt còn hoạt động liên tục để hướng mắt về phía sách --> mỏi mắt nhanh chóng, lâu dài có thể gây nhiều tật cho mắt.
- Không nên nằm đọc sách sẽ gây hại mắt, mắt khó xác định tâm điểm cần nhìn và khi đó máu dồn lên mắt, trong khi đó bạn lại dùng sức cơ mắt để nhìn và đọc --> gây tổn hại đến cơ mắt.
 

9 . Tuyến yên là quan trong nhất - vì tuyến yên là tuyến chủ đạo của cơ thể nó ko chỉ tạo hoocmon của riên nó mà còn ảnh hưởng đến sự sản xuất của các tuyến khác . tuyến yên ở đáy não gắn liền vs đồi kiểm soát nhiều mặt của cơ thể . có nghĩa lad các quy trình hóa học khác nhau mà chức năng giữ cho bộ phận con người hoạt động

Lượng đường trong máu giữ được tương đối ổn định là do sự phối hợp hoạt động của các tế $\alpha$  bào  $\beta$ của đảo tụy trong tuyến tụy.

#Xunthinh9112

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 6

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm:

  • Các bó sợi thần kinh hướng tâm (rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau
  • Các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước

7

Phản xạ ko có điều kiện : là phản xạ sinh ra đã có, ko cần phải học tập 

 ví dụ : ho phát ra tiếng 

8

  • Lông mi và mi mắt: chuyển động nhắm vào mở ra của mắt là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt, phản xạ nhắm mở này giúp mắt điều tiết tránh bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi, nước hàng ngày. Trên mi mắt cũng có lớp lông mi giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật: mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn.

  • Củng mạc: là một màng chắc dày và rất cứng bao quanh và tạo nên hình thể của nhãn cầu (hình cầu).

  • Giác mạc: nằm ở phía trước củng mạc, có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt, đóng vai trò như một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.

  • Kết mạc: là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu có chức năng duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.

  • Mống mắt: Ngay phía sau giác mạc là màng sắc tố bao quanh đồng tử được gọi là mống mắt. Mống mắt có đặc điểm riêng quyết định màu mắt của con người ( nâu, xanh, đen…)

  • Đồng tử: là lỗ tròn màu đen nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể điều chỉnh co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.

    • Thủy dịch: Là chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và thể thuỷ tinh) và hậu phòng (khoang nằm sau mống mắt), tạo nên áp lực dương (gọi là nhãn áp) để duy trì hình dạng cầu căng cho mắt và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc và thể thuỷ tinh.

    • Thủy tinh thể: là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, có cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, có tác dụng như một thấu kính giúp hội tụ các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

    • Võng mạc: là một lớp màng mỏng trong cùng của nhãn cầu có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.

    • Dịch kính: Là một cấu trúc giống như thạch, trong suốt, nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc, có vai trò như một môi trường đệm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi vật khi giác mạc, thể thuỷ tinh và dịch kính còn trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua đến võng mạc.

    • Hắc mạc: Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, hắc mạc nối tiếp với mống mắt ở phía trước và có nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng con mắt.

    Chức năng của Mắt

Không nên đọc sách tại nơi thiếu ánh sáng vì cơ chế nhìn thấy một vật của mắt là nhờ có đủ ánh sáng từ vật phản xạ chiếu tới mắt để nhìn thấy được. Tại những nơi thiếu ánh sáng thì sự phản chiếu lại rất thấp. Chính vì vậy mà thủy tinh thể của mắt phải phồng lên để hội tụ ánh sáng hoặc đưa sách đến gần mắt hơn để việc phản chiếu ánh sáng tốt hơn, nhìn rõ hơn.

Thiếu ánh sáng, các tế bào thụ cảm thị giác hình que hoạt động mạnh hơn. Nhưng chất lượng của tế bào hình que lại không tốt bằng tế bào hình nón. Bởi nhiều tế bào hình que mới kích thích được một tế bào thần kinh thị giác.

Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, mắt phải điều tiết nhiều hơn làm thủy tinh thể luôn phải phồng lên. Lâu dần thói quen này sẽ làm mất khả năng co giãn của mắt gây nên tật cận thị.

9

Tuyến yên là một tuyến nội tiết quan trọng nhất tiết các hoocmôn kích thích hoạt của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (ở tử cung).

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK