Chu Văn An là danh nho, nhà tho, nhà giáo đời Trần. Thượng hoàng Trần Minh Tông đã mời ông làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám- một chức lãnh đạo ngôi trường cấp cao nhất nước ta. Có lẽ Chu Văn An là người duy nhất trong thời phong kiến nước ta, do việc tự học, tự dạy học mà được triều đình mời ra làm quan – chức quan trông coi việc Quốc học, Quốc giáo. Đến đời Trần Dụ Tông (1314 – 1368) thấy sự suy đồi, ông viết “Thất trảm sớ” xin vua chém 7 gian thần (là cận thần của nhà vua), nhưng không được chấp nhận, ông bèn “treo mũ ở cửa Huyền Vũ” từ quan về quê dạy học nhưng tâm can vẫn đau đáu ưu lo chính sự. Ít lâu sau, ông dời nhà đến ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặng, huyện Chí Linh (Hải Dương). Trần Nghệ Tông lên ngôi có mời ông ra giúp chính sự, ban chức tước nhưng ông chỉ về kinh chúc mừng, rồi quay về dạy học và làm thơ. Không lâu sau đó, ông ốm mất. Vua Nghệ Tông ban tặng tên thụy cho ông là Văn Tri, sai bề tôi đến tế lễ và cho được thờ ở Văn Miếu.
Trong sự nghiệp giáo dục, Chu Văn An là một nhà giáo chân nho. Ông viết bộ sách “Tứ thư thuyết ước” gồm 10 quyển đều đã bị thất lạc. Dù không giữ được tác phẩm nhưng những tư tưởng châm nho của ông đã được các học trò thấm nhuần và có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì truyền thống đạo đức Việt Nam trong bối cảnh triều chính thối nát dưới thời Trần Dụ Tông. Trong hoạt động dạy học của mình Chu Văn An đã nỗ lực giảng giải học thuyết kinh điển của đạo Nho, tạo điều kiện cho lí thuyết Nho giáo của Khổng, Mạnh được dần dần độc tôn trước đạo Phật. Các đời vua sùng Nho sau này rất biết ơn thầy Chu Văn An. Về nhân cách nhà giáo, Chu Văn An là một người thầy uy nghi, mẫu mực, khiến lớp học trò phải kính nể, tôn phục. Những học trò đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, nhưng làm điều sai sót, chưa ổn khi về thăm thầy vẫn bị thầy nghiêm khắc quát mắng.
Trong sự nghiệp văn chương, ông có viết: “Tiểu Ẩn thi tập” và “Quốc ngữ thi tập” nhưng đều không còn giữ được. Người đời sau chỉ còn ghi lại được 11 bài, trong đó có 2 câu được truyền tụng nhất vì thể hiện rõ nhất tư tưởng làm người của Chu Văn An:
Thân dữ cô vân trường luyến tụ
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Nghĩa là:
Đời như đám mây lẻ, ngừng mãi trong không gian
Lòng như giếng nước xưa, không bao giờ gợn sóng
Nhìn chung, hiện nay, không có đầy đủ tài liệu để biết một cách cụ thể về quan niệm học thuật và phương pháp giảng dạy, giáo dục của Chu Văn An. Nhưng các chi tiết về tiểu sử, thơ văn của ông đã lưu lại cho hậu thế về một tấm gương lẫm liệt, tiết tháo thanh cao của một vị tôn sư khẳng khái, về uy tín cao thượng để lại cho nhiều thế hệ học trò, được người đười mãi ngợi ca [Bùi Minh Hiền]. Khi ông ra phụ trách trường Quốc Tử Giám, Trần Nguyên Đán đã nói về ông: “Bể học xoay triều sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường học lớn trong nước có vị thần như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn”. Còn Phan Huy Chú, nhà sử học lớn của Việt Nam đã ca ngợi “Làng nho nước Việt, trước sau chỉ có một ông, các người khác không ai so sánh được”.
Người dân nước ta đã bao đời đều tôn vinh Chu Văn An là “Vạn thế sư biểu” – Người thầy của muôn đời. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để tưởng nhớ đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một con đường phố và một ngôi trường Trung học lớn của Hà Nội.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK