Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 5: Cơ quan phân tích thính giác, thị giác....

Câu 5: Cơ quan phân tích thính giác, thị giác. Liên hệ thực tế Câu 6: Các tật và bệnh về mắt( cận thị, viễn thị, nguyên nhân, khái niêm). Liên hệ thực tế Câu

Câu hỏi :

Câu 5: Cơ quan phân tích thính giác, thị giác. Liên hệ thực tế Câu 6: Các tật và bệnh về mắt( cận thị, viễn thị, nguyên nhân, khái niêm). Liên hệ thực tế Câu 7: Dây thần kinh tủy Câu 8: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK? Ví dụ

Lời giải 1 :

🌟GIẢI CHI TIẾT🌟 Câu 5: -Cơ quan phân tích thị giác gồm: +Màng lưới trong cầu mắt +Dây thần kinh thị giác ( đôi số II dây thần kinh não) +VÙng thị giác ở thuỳ chẩm của vỏ não. -Cơ quan phân tích thính giác gồm: +Các tb thụ cảm thính giác ở cơ quan coocti +Dây thần kinh thính giác ( đôi dây thần kinh não số VIII) +Vùng thính giác ở thuỳ thái dương Liên hệ thị giác: -Nếu con người chúng ta không có thị giác thì chúng ta không thể quan sát được, màu sắc, hình dáng, của sự vật sự việc đang diễn ra Liên hệ thính giác: - Nếu muốn nghe nhạc thì chúng ta phải có thính giác mới có thể cảm nhận được và nghe thấy âm thanh đang phát ra. Câu 6: *Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn vật ở khoảng cách gần. Khi nhìn vật kết khoảng cách bình thường, ảnh của vật hiện ở phía trc màng lưới, nên nhìn không rõ -Nguyên nhân: +Do bẩm sinh: Cầu mắt dài +Do không giữ đúng khoảng cách tiêu chuẩn khi học bài, xem TV, điện thoại,... *Viễn thị: Là tật mà mắt không có khả năng vật ở khoảng cách bình thường ( chỉ nhìn được vật ở xa). Khi nhìn ở khoảng cách bình thường, ảnh của vần thường hiện ở phía sau màng lưới nên ko nhìn rõ vật. -Nguyên nhân: +Do bẩm sinh: Cầu mắt ngắn +Do thể tinh thủy bị lão hoá, mất tính đàn hồi, không phồng lên được ( thường gặp ở người già) Liên hệ cận thị: - Ngồi học bài không giữ đúng khoảng cách, lâu dần sẽ dẫn đến vận thị Liên hệ viễn thị: - Ông bà đọc báo luôn đề tờ báo ra khoảng cách xa mới đọc đc, nếu để gần hơn thì sẽ không thấy Câu 7: -Dây thần kinh tủy là những dây thần kinh được xuất phát từ tủy, có 31 đôi dây thần kinh tủy ( dây pha) Câu 8: -PXCĐK là phản xạ đc hình thành trg đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và kinh nghiệm cuộc sống. Vd: Khi tham gia giao thông, thấy đèn đỏ thì dừng lại -PXKĐK là phản xạ đã có từ lúc sinh ra, không qua quá trình học tập và rèn luyện. Vd: Trời rét người run ( Đánh giá giúp chị nhé🍀)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 5:

*Thính giác
Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng lcm).
- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa dược gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục - có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần). Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng:VD: tai
*Thị giác
Cầu mắt nằm trong hốc mắt cùa xương sọ, phía ngoài được bảo vê bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ quan vận động mắt. Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt ; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ càm thị giác y bao gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que: 

 Câu 6: 

-Bệnh cận thị: Do sinh hoạt hàng ngày đọc sách, học, đoạc báo,...

Bệnh viện thị: Do cầu mắt ngắn, người già bị lõa hóa,...

Câu 7: 

- Mỗi dây thàn kinh tủy gồm: 

+ các sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau

+Các bó sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước

+Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt nhập lại thành dây thần kinh tủy

Câu 8:

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thứcCác câu hỏi liên quan

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK