Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Câu 3: trình bày tính chất hóa học của axit...

Câu 3: trình bày tính chất hóa học của axit bazơ ?muối? Câu 4: chọn các chất có phản ứng với hcl? Với NaOH? Với cu(oH)2 trong các chất sau Mg, H2So4 , Ngcl2 ,

Câu hỏi :

Câu 3: trình bày tính chất hóa học của axit bazơ ?muối? Câu 4: chọn các chất có phản ứng với hcl? Với NaOH? Với cu(oH)2 trong các chất sau Mg, H2So4 , Ngcl2 , zno?

Lời giải 1 :

Tính chất hóa học của axit

1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:

- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.
2. Axit tác dụng với kim loại:
- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2
- Điều kiện phản ứng:
Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K ... Na.....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au

- Ví dụ:

2Na + 2HCl = 2NaCl + H2

Mg + H2SO4(loãng) = MgSO4 + H2

Fe + 2HCl = FeCl2 + H2

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

3. Tác dụng với bazơ:

- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước

- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa

- Ví dụ:

NaOH + HCl = NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2+ 2H2O

4. Tác dụng với oxit bazơ:

- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước

- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

- Ví dụ:

Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O

FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

5. Tác dụng với muối:

- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

- Điều kiện:

Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra

Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi

Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.

- Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl

K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Thí dụ: Cu(OH)2 t0→→t0 CuO + H2O

2Fe(OH)3 t0→→t0 Fe2O3 + 3H2O

Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muỗi

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Thí dụ: 2KClO3 t0→→t0 2KCl + 3O2

CaCO3 t0→→t0 CaO + CO2

 a)các chất phản ứng với HCl là Mg,ZnO

2HCl+MgH2+MgCl2

2HCl+ZnOH2O+ZnCl2

b)các chất phản ứng với NaOH là H2SO4,MgCl2

H2SO4+2NaOH→2H2O+Na2SO4

2NaOH+MgCl2⟶Mg(OH)2+2NaCl

các chất phản ứng với Cu(OH)2 là H2SO4

Cu(OH)2+H2SO4⟶2H2O+CuSO4

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Phải là oxit axit

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK