Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 1.Sơ đồ hoá kiến thức về từ (từ xét về...

1.Sơ đồ hoá kiến thức về từ (từ xét về cấu tạo,từ xét về nguồn gốc,các từ loại cơ bản). 2.Câu và thành phần câu (c

Câu hỏi :

1.Sơ đồ hoá kiến thức về từ (từ xét về cấu tạo,từ xét về nguồn gốc,các từ loại cơ bản). 2.Câu và thành phần câu (chủ ngữ vị ngữ,trạng ngữ 3. cấu tạo của các cụm từ Gấp Hứa cảm ơn và vote 5 sao

Lời giải 1 :

1. Sơ đồ mình vẽ ở hình dưới nhé!

2. Câu và thành phần câu:

* Chủ ngữ: là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, ...

Ví dụ: Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).

* Vị ngữ: là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

Ví dụ: Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).

* Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, ... Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

Ví dụ: Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).

3. Cấu tạo của các cụm từ (Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm từ. Trong tiếng Việt có những cụm từ lớn như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, ngoài ra còn có cụm số từ, cụm đại từ. Có ba cụm từ quan trọng: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)

* Cụm danh từ:

- Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo của cụm danh từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.

+ Phần trung tâm: danh từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

* Cụm động từ:

- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo của cụm động từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thòi gian, sự tiếp diễn tưong tự, khẳng định, phủ định,…

+ Phần trung tâm: động từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, cách thức, nguyên nhân, phương tiện,…

* Cụm tính từ:

- Cụm tính từ là loại tổ họp từ do tính từ kết họp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo của cụm tính từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ Cf phần trước có thể biểu thị sự tiếp diễn tương tự; sự khẳng định hoặc phủ định hành động; mức độ của đặc điểm, tính chất;…

+ Phận trung tâm: tính từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;.. .

image

Thảo luận

-- Chúc bạn học tốt! Nhớ vote 5 sao, cám ơn và câu trả lời hay nhất cho mình nhé!
-- Nguồn gốc đâu bn
-- Mình xin lỗi ạ Nhưng mình cũng chưa bt

Lời giải 2 :

c2:

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v.

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
câu 3 kh biet

image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK