Câu 1.
Cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta từ 1858-1873
-1/9/1858 : Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà ,Đà Nẵng quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng.
-Từ năm 1859-1862 : Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp như của Trương Định ,Nguyễn Trung Trực đã nổ ra làm bọn thực dân khốn đốn ở Ba tỉnh miền đông Nam kỳ ( Biên Hòa ,Gia Định ,Định Tường )
+Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (10/12/1861)
+ Khởi nghĩa Trương Định làm địch thất điên bát đảo.
-Đến năm 1862 sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết và sự chiếm đóng của Pháp ở các tỉnh miền Tây Nam kì (Vĩnh Long ,An Giang ,Hà Tiên )năm 1867 làm phong trào kháng chiến càng diễn ra mạnh mẽ hơn với nhiều hình thức phong phú từ kháng chiến đến đấu tranh bằng văn thơ như Nguyễn Đình Chiểu ,Hồ Huân Nghiệp,...
-Nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì đã chiến đấu anh dũng ,nhiều trung tâm kháng chiến được lập nên ở Tây Ninh ,Bến Tre ,Sa Đéc , Trà Vinh ,...với các lãnh đạo Trương Quyền ,Trương Tôn ,Phan Liêm,....
Câu 2.
-Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, chúng bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy thống trị ,tiến hành bóc lột về kinh tế để làm bàn đạp chiếm nốt Campuchia và 3 tỉnh miền Tây Nam kì .
-Xây dựng bộ máy mang tính chất quân sự từ trên xuống dưới .
-Đẩy mạnh chính sách cướp ruộng đất của nhân dân ,áp tô thuế nặng nề.
-Mở trường đào tạo tay sai.
-Xuất bản báo chí thể hiện tư tưởng của chúng.
-Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối ngoại đối nội lỗi thời
-Triều đình ra sức vơ vét tiền của nhân dân.
-Tài chính thiếu hụt ,binh lực suy yếu .
-Đời sống nhân dân cơ cực ,nhân dân nổi lên khởi nghĩa
Câu 3.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào
-Lợi dụng việc giải quyết vụ Đuy nuy ,thực dân Pháp cho 200 quân dưới sự chỉ huy của Gác ni nê tiến ra Bắc Kỳ .
-Sáng 20/11/1873 , Pháp đánh thành Hà Nội , hơn 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương ra sức cản lại nhưng đến trưa thì thành mất . Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hải Dương ,Phủ Lí ,Hưng Yên ,Ninh Bình ,Nam Định.
-Ngay khi quân Pháp đánh chiếm Hà Nội nhân dân đã anh dũng đứng lên chiến đấu .
-Các toán nghĩa binh vào đêm thường quấy rối giặc , đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng Cơ đã chặn đánh quyết liệt ở ô Thanh Hà
-Ở Thái Bình có căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến ,ở Nam Định có căn cứ của Phan Văn Nghị.
-Ngày 21/12/1873 , quân Pháp đánh ra Cầu Giấy đã bị quân của Hoàng Tá Viêm cùng quân cờ đen đánh bại thảm hại nhiều sĩ quan binh lính thực dân bị giết ,chiến thắng Cầu Giấy đã khiến tinh thần chiến đấu của quân ta càng thêm nhiệt tình.
@Luonyeuhoidap247
câu 1 :
Cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873 diễn ra như thế nào?
- Ngày 31 - 8 - 1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Đà Nẵng, với kế hoạch đánh nahnh thắng nhanh bước, buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng.
- 1 - 9 - 1858 Pháp nổ súng -mở đầu cuộc xâm lược nước ta, Nguyễn Tri Phương chỉ quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc.
- Sau 5 tháng chiến đấu, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, nhân dân bỏ đi hết, thực hiện "Vườn không nhà trống"
- Tháng 2 - 1859 Pháp kéo vào Gia Định; ngày 17 - 2 - 1859 Pháp tấn công thành Gia Định; quân triều đình chống chịu yếu ớt rồi tan rã.
- Trong đó nhanh dân địa phương tự động chống giặc khiến chúng khốn đốn.
- Tháng 8 - 1860, do phải tham gia chiến trường Trung Quốc và châu Âu, quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định, nhưng quân triều đình vẫn "thủ hiểm" ở Đại Đồn Chí Hòa
- Đêm 23 rạng sáng 24-2-1860 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại Đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp Định Tường - Biên Hòa - Vĩnh Long.
⇒ Ngà 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhân Tuất 5 - 6 - 1862.
câu 2 :
- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.
+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.
- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân
+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
+ Đời sống nhân dân cực khổ, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra
+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.
câu 3 :
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
Nguyên nhân thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.
⇒ Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
Diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất.
Trong vòng chưa đầy 1 tháng Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.
=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc
- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK