Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 viết bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả...

viết bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu hỏi 3950910 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lời giải 1 :

Tục ngữ là kho tàng trí thức quý giá của dân tộc Việt Nam. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Khi chúng ta được thưởng thức hoa quả ngọt, cần phải nhớ đến người đã vun trồng và chăm sóc để cây đơm hoa, kết trái. Bởi đó là một quá trình vất vả, khó nhọc. Cũng giống như khi ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã khuyên nhủ con người cần có được tấm lòng biết ơn. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Trong quá khứ, ông cha ta vẫn thường căn dặn con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn của các vua Hùng:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Không chỉ vậy, trong suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến biết bao bậc anh hùng đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ họ. Còn ở hiện tại, nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn như: những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ…

Với một học sinh,tấm lòng thương yêu, kính trọng người thân như ông bà, cha mẹ… Sự tôn trọng, yêu quý thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Qua chứng minh trên, có thể khẳng định câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là vô cùng đúng đắn. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những thành quả tốt đẹp mà mình đang được hưởng, để sống sao cho thật xứng đáng với cuộc đời mà mình có được.

Thảo luận

-- copy
-- hãy để tôi trả lời .___.
-- để mình đặt

Lời giải 2 :

Từ xa xưa cho đến hiện tại, người Việt Nam đều sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là một cách sống đúng đắn, tốt đẹp và vô cùng phù hợp với truyền thống của dân tộc.

Đầu tiên, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn khuyên nhủ con người cần phải có lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong quá khứ, ông cha ta vẫn thường căn dặn con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn của các vua Hùng:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Không chỉ vậy, trong suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến biết bao bậc anh hùng đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ họ. Còn ở hiện tại, nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn như: những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Bên cạnh đó, những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt… đều đã thể hiện được truyền thống biết ơn của dân tộc ta.

Trong cuộc sống, những thành quả có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây. Chính vì vậy, người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo dục cao đối với mọi thế hệ. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK