Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả...

Phần I (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Tr

Câu hỏi :

Phần I (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ… Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu ... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấylên trong tôi những bâng khuâng , tiếc nuối.Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...” (Đăng Tâm, “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” ) 1. “Những giấc mơ trở về tuổi thơ” mang lại cho nhân vật “tôi” những cảm giác gì? 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả...” mang hàm ý gì? 3. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn? 4. Từ việc hiểu “niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm thánh tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất” trong phần ngữ liệu trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi với chủ đề: Niềm vui tuổi học trò Phần II (6 điểm): Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở mien Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này 1. Những câu thơ trên trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 2. a. Chỉ ra một thành ngữ có trong khổ thơ trên và giải thích ý nghĩa. b. Việc lặp lại hình ảnh cây tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? 3. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích khổ đầu của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần phụ chú. (gạch chân và chú thích rõ) 4. Trong chương trình Ngữ Văn THCS còn có một bài thơ cũng viết về vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Hãy ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. ----------Hết---------- Mk đang cần gấp mong mn giúp

Lời giải 1 :

1, "Những giấc mơ trở về tuổi thơ" mang đến cho nhân vật tôi cảm giác ấm áp, bình yên

2,

Câu văn "Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả." mang hàm ý là tất cả bạn bè của nhân vật tôi trong buổi chia tay hôm ấy đều đong đầy những cảm xúc khó tả, quyến luyến, bịn rịn với ngôi trường, bạn bè và thầy cô.

3,

Những phép liên kết câu:

- Phép lặp "tôi", "giấc mơ"

- Phép thế "bạn bè" bằng "tất cả"

- Dùng từ "đó" để thay thế cho "bản nhạc Ballad"

4,

Trong cuộc đời của mỗi người, niềm vui của những năm tháng học trò được cắp sách đến trường chính là một trong những niềm vui đáng trân trọng nhất. Thật vậy, những kỷ niệm của thời học sinh vô tư hồn nhiên sẽ mãi trở thành những hành trang quý báu của chúng ta sau này dù cho có đi đâu về đâu. Niềm vui tuổi học trò có lẽ đến từ những thứ nhỏ nhặt bình dị như là: được tan học sớm, được chơi đùa cùng bạn bè, được ăn vặt cùng bạn bè, được thầy cô khen,.... Đó đều là những kỷ niệm đáng quý mà chẳng thể nào chúng ta quên được. Tất cả những điều đó đều góp phần tạo nên bức tranh của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ và vui tươi, có những gam màu tươi sáng, rực rỡ và vui tươi. Dù sau này có lớn lên, ta vẫn sẽ nhớ mãi những tháng ngày được làm những cô cậu học trò vô lo vô nghĩ, được sống dưới mái trường thương mến, được thầy cô bao bọc và dạy dỗ đầy yêu thương. Và rồi tất cả những năm tháng đó qua nhanh như một giấc mơ khi ngày tựu trường đến và chúng ta phải rời khỏi nơi đây, mang theo tất cả những cảm xúc lưu luyến, buồn thương gói vào cất đi trên hành trình trưởng thành. Và những niềm vui tuổi học trò ấy sẽ được cất giữ mãi mãi trong tiềm thức của chính chúng ta.

****

1, Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2,

a, Một thành ngữ: Bão táp mưa sa

Câu thành ngữ này có ý nghĩa chỉ những gian khó, những điều kiện khó khăn mà nhân dân dân tộc VN đã từng trải qua suốt những năm tháng kháng chiến bảo vệ và xây dựng tổ quốc mình

b,

Việc lặp lại hình ảnh cây tre ở câu kết bài tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, vừa tạo ấn tượng cho người đọc, vừa nhấn mạnh vào hình tượng cây tre tượng trưng cho nhân dân VN

3,

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm Bác- vị cha già kính yêu của dân tộc:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay tác giả ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây làmột người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình.Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ giống như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. 

** phép thế: nhà thơ Viễn Phương bằng tác giả

*** thành phần phụ chú được in ddmamaj4,

4, Đêm nay Bác không ngủ 

của nhà thơ Minh Huệ

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK