Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh, là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.
Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành; tác giả theo đoàn từ Nam ra viếng lăng Bác. Cảm xúc của một người con lần đầu tiên ra thăm lăng Bác thực sự dồn nén trong trái tim của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, lòng thành kính của một đứa con phương xa được trở về thăm người. Có lẽ những câu thơ này như nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác.
Xuyên suốt bài thơ chính là mạch cảm xúc rưng rưng, xúc động, không kìm nổi lòng mình khi đứng trước một người anh hùng dân tộc. Bài thơ được mở đầu như một tiếng reo vui:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Một tiếng reo vui nhẹ nhàng, một tiếng “con” chân thành và sâu sắc của một người con từ phương xa. Câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút, chan chứa tình cảm. Một hành trình từ miền Nam ra tận miền Bắc để chỉ được nhìn ngắm Hồ Chí Minh một lần. Mặc dù Bác Hồ đã không còn nữa nhưng nhà thơ không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” rất nhẹ nhàng, tình cảm. Điều này cho thấy rằng mặc dù Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nhưng lại rất gần gũi, thân thiết với nhân dân. Người đọc cảm nhận được rằng dường như Bác Hồ vẫn còn sống mãi, chỉ là Bác đang ngủ một giấc ngủ thật lâu, thật dài.
Khung cảnh hiện ra trước mắt khi nhà thơ đến đây là hàng tre “bát ngát”. Tre là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đất nước Việt Nam, biểu tượng cho sự dẻo dai, kiên cường, tinh thần không khuất phục của cả dân tộc ta. Mặc dù bão táp mưa sa nhưng hàng tre vẫn kiên cường, hiên ngang và bất khuất như chính tinh thần quật cường của dân tộc ta.
Viễn Phương mang một trái tim yêu thương và ngưỡng mộ với chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã mượn hình ảnh “mặt trời” biểu tượng cho Bác Hồ vĩ đại, luôn sống mãi với đất nước:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Rõ ràng hình ảnh “mặt trời” ở hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau. Một mặt trời thực của thiên nhiên, một mặt trời mang giá trị ẩn dụ, tượng trưng cho người cha già dân tộc. Phép ẩn dụ này đã làm tăng lên tính biểu cảm, phần nào làm sắc nét hơn tình cảm thương yêu, trân trọng mà Viễn Phương dành cho Người. Mặt trời luôn tồn tại để soi sáng nhân gian cũng như Hồ Chí Minh còn sống mãi trong lòng dân.
Hòa vào dòng người viếng thăm Bác, Viễn Phương xúc động nghẹn ngào:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Đời người hữu hạn, thời gian vô hạn. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc. Niềm thương nhớ ấy kết thành những “tràng hoa” dâng Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” chính là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến cho dân tộc. Hồ Chí Minh chính là mùa xuân lớn của đất nước ta, cho những kiếp người lầm than trong xã hội.
Tác giả được nhìn ngắm Bác Hồ, có một niềm xúc động sâu sắc:
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Bác vẫn nằm đây, giữa thủ đô đầy nắng, giữa hàng triệu trái tim của dân tộc đang hướng về Người. Nét "dịu hiền” trên khuôn mặt người chính là tượng trưng cho những gì cao đẹp, thanh khiết nhất của một cuộc đời. Dù nỗi đau còn đó, mất mát còn đó nhưng đất nước luôn nhớ đến người.
Có lẽ khổ thơ cuối cùng người đọc sẽ bần thần trước lời nguyện ước của Viễn Phương:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Những vẫn thơ chân chất, bình dị này khiến cho người đọc “trào nước mắt”. Giây phút tác giả sắp rời xa Người trở về với miền Nam là giây phút ngưng lại nhiều cảm xúc nhất. Điệp từ “muốn” dường như nhấn mạnh hơn nữa khát khao, ước vọng của tác giả được ở cạnh Bác Hồ. Những ước muốn bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm.
Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh, là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.
Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành; tác giả theo đoàn từ Nam ra viếng lăng Bác. Cảm xúc của một người con lần đầu tiên ra thăm lăng Bác thực sự dồn nén trong trái tim của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, lòng thành kính của một đứa con phương xa được trở về thăm người. Có lẽ những câu thơ này như nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác.
Xuyên suốt bài thơ chính là mạch cảm xúc rưng rưng, xúc động, không kìm nổi lòng mình khi đứng trước một người anh hùng dân tộc. Bài thơ được mở đầu như một tiếng reo vui:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Một tiếng reo vui nhẹ nhàng, một tiếng “con” chân thành và sâu sắc của một người con từ phương xa. Câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút, chan chứa tình cảm. Một hành trình từ miền Nam ra tận miền Bắc để chỉ được nhìn ngắm Hồ Chí Minh một lần. Mặc dù Bác Hồ đã không còn nữa nhưng nhà thơ không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” rất nhẹ nhàng, tình cảm. Điều này cho thấy rằng mặc dù Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nhưng lại rất gần gũi, thân thiết với nhân dân. Người đọc cảm nhận được rằng dường như Bác Hồ vẫn còn sống mãi, chỉ là Bác đang ngủ một giấc ngủ thật lâu, thật dài.
Khung cảnh hiện ra trước mắt khi nhà thơ đến đây là hàng tre “bát ngát”. Tre là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đất nước Việt Nam, biểu tượng cho sự dẻo dai, kiên cường, tinh thần không khuất phục của cả dân tộc ta. Mặc dù bão táp mưa sa nhưng hàng tre vẫn kiên cường, hiên ngang và bất khuất như chính tinh thần quật cường của dân tộc ta.
Viễn Phương mang một trái tim yêu thương và ngưỡng mộ với chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã mượn hình ảnh “mặt trời” biểu tượng cho Bác Hồ vĩ đại, luôn sống mãi với đất nước:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Rõ ràng hình ảnh “mặt trời” ở hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau. Một mặt trời thực của thiên nhiên, một mặt trời mang giá trị ẩn dụ, tượng trưng cho người cha già dân tộc. Phép ẩn dụ này đã làm tăng lên tính biểu cảm, phần nào làm sắc nét hơn tình cảm thương yêu, trân trọng mà Viễn Phương dành cho Người. Mặt trời luôn tồn tại để soi sáng nhân gian cũng như Hồ Chí Minh còn sống mãi trong lòng dân.
Hòa vào dòng người viếng thăm Bác, Viễn Phương xúc động nghẹn ngào:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Đời người hữu hạn, thời gian vô hạn. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc. Niềm thương nhớ ấy kết thành những “tràng hoa” dâng Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” chính là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến cho dân tộc. Hồ Chí Minh chính là mùa xuân lớn của đất nước ta, cho những kiếp người lầm than trong xã hội.
Tác giả được nhìn ngắm Bác Hồ, có một niềm xúc động sâu sắc:
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Bác vẫn nằm đây, giữa thủ đô đầy nắng, giữa hàng triệu trái tim của dân tộc đang hướng về Người. Nét "dịu hiền” trên khuôn mặt người chính là tượng trưng cho những gì cao đẹp, thanh khiết nhất của một cuộc đời. Dù nỗi đau còn đó, mất mát còn đó nhưng đất nước luôn nhớ đến người.
Có lẽ khổ thơ cuối cùng người đọc sẽ bần thần trước lời nguyện ước của Viễn Phương:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Những vẫn thơ chân chất, bình dị này khiến cho người đọc “trào nước mắt”. Giây phút tác giả sắp rời xa Người trở về với miền Nam là giây phút ngưng lại nhiều cảm xúc nhất. Điệp từ “muốn” dường như nhấn mạnh hơn nữa khát khao, ước vọng của tác giả được ở cạnh Bác Hồ. Những ước muốn bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm.
chúc bn học tốt ạ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK