- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoắt bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần Thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm.
Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra. Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn. Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người.
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.
- Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.
Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.
Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.
Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay ngày càng quan trọng. Trong cuộc sống bộn bề, gấp gáp, mọi người đều phải chịu những áp lực riêng, vì thế mà tình yêu thương con người càng phải được nâng cao. Ai ai cũng yêu thương lẫn nhau thì nhân loại tràn đầy sự hạnh phúc, con người gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Chỉ cần có lòng yêu thương, khi ấy làm gì còn xung đột, gây ra bao đau thương như chiến tranh đã để lại. Lòng yêu thương sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh hơn, giàu tình người hơn.
Tuy nhiên, đáng buồn thay, vẫn còn một số bộ phận con người sống thật vô cảm, lãnh đạm. Họ gây ra những hành động sai trái ảnh hưởng đến những người khác như cho hóa chất vào thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích cho cộng đồng. Nhiều người thấy ngoài đường gặp nạn thì thờ ơ, không ra tay giúp đỡ, rồi nhiều vụ việc bạo hành gia đình, bạo lực học đường... gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thật đáng chê trách, lên án!
Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Hãy biết yêu quý bản thân một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như ông cha ta từ xưa đã dạy:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng."
- Có thể nói trong thực tế cuộc sống ta có thể thấy rất nhiều người thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Và có thể khẳng định để có sự thành đạt như vậy con người cần có một phẩm chất quan trọng hơn cả đó chính là sự tự tin. Vậy ta hiểu sự tự tin là gì? Và sự tự tin nó sẽ có những tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi người?
Đầu tiên ta phải hiểu tự tin là tin vào chính mình, tin vào những giá trị phẩm chất tốt đẹp và dường như nó đã và đang tồn tại bên trong con người mình tin vào những thành công, kết quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để có thể vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai. Tự tin còn chính là tin vào tài năng của mình để có những ước mơ tốt đẹp.
Tự tin chính là một phẩm giá mà dường như trong mỗi người cần phải hướng tới và rèn luyện để tồn tại và phát triển trong cuộc sống. Và cũng tự tin chúng ta cũng đã như tạo được một nền móng vững chắc trong chính tâm hồn, đó chính là một bản lĩnh vững chắc của bản thân. Có thể thấy được sự tự tin trong cuộc sống hay trong công việc nó dường như cũng đã mang đến cho ta kinh nghiệm quyết đoán trong những việc lựa chọn khi mắc phải là những vấn đề cần phải giải quyết nhanh chóng. Dường như những người tự tin không ngần ngại trước bất cứ công việc nào. Tự tin còn được xem là một nguồn động lực và nó như đã giúp cho ta đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, đồng thời cũng đã tiếp thêm cho ta những sức mạnh đồng thời cũng chính là những nghị lực để vượt qua thất bại khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước. Nó như cũng là chìa khóa dẫn đến thành công chẳng hạn như học ngoại ngữ ta có thể giao lưu học hỏi thêm nhiều điều.
Và có thể khẳng định được rằng trong cuộc sống vẫn còn những người nhút nhát thiếu niềm tin vào bản thân. Và khi thiếu đi niềm tin vào bản thân bạn sẽ phải dựa dẫm vào người khác dẫn đến thiếu kỹ năng cũng như các kiến thức cần thiết.
Con người mỗi chúng ta tự tin thôi chưa đủ hơn thế nữa chúng ta cần có sự hỗ trợ của những đức tính như cần cù, hay đó chính là sự khéo léo. Sự linh hoạt và có sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công.
Bản thân mỗi chúng ta hãy biết rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất. Gia đình, và cả cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con mình. Bạn hãy nên khen con khi con làm việc tốt và nhớ là cũng phải biết tôn trọng khuyến khích những quyết định riêng chính đáng của con. Và bạn luôn là người phải biết lắng nghe động viên an ủi khi cần thiết. Nhà trường cũng như là xã hội cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về sự tự tin.
Có thể khẳng định tự tin là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy chúng ta hãy rèn luyện ngay từ bây giờ để có thể trở thành con người năng động, bản lĩnh tồn tại niềm tin mãnh liệt trong bản thân.
- Mỗi con người trong cuộc đời này đều có cho mình những ước mơ thật đẹp. Dù cao sang hay giản đơn thì những ước mơ ấy cũng chính là những mục tiêu, là động lực để mỗi người tự phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
Ước mơ chính là những kế hoạch, những dự định, hoài bão mà con người mong muốn bản thân mình đạt được. Đó có thể là những ước mơ gần, cũng có thể là những ước mơ xa hơn nhưng tất cả chúng đều hướng con người tới những hành động để đạt được chúng.
Ước mơ có vai trò vô cùng lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Nó chính là động lực thúc đẩy con người hành động, vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những giới hạn của bản thân để từng bước, từng bước một hoàn thành ước mơ đó. Ta có thể ví ước mơ như những ngọn hải đăng chiếu sáng, chỉ đường dẫn lối cho mỗi người đi tới đích. Nó giúp bạn rèn luyện ý chí, bản lĩnh kiên cường, sự kiên trì vượt qua những rào cản để chinh phục ước mơ. Dù là ước mơ lớn lao hay nhỏ bé, thì khi thực hiện được ước mơ của chính bản thân mình, bạn cũng sẽ cảm thấy bản thân mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Bạn sẽ tự hào về những gì mình đạt được và có thêm động lực để hướng tới những ước mơ tiếp theo lớn hơn, vinh quang hơn. Ước mơ của bạn, cũng góp phần xây dựng, đóng góp cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn, văn minh hơn.
Vậy nếu cuộc sống con người mà thiếu đi những ước mơ hoài bão thì sẽ ra sao? Cuộc sống của con người lúc đó sẽ chìm vào những đêm dài u tối. Bản thân con người thiếu đi ước mơ cũng sẽ như những còn thuyền đi đêm mà thiếu đi ngọn hải đăng dẫn đường. Mất phương hướng, chênh vênh, chao đảo trước những sóng gió của cuộc đời. Bản thân con người rơi vào cảnh sống không mục đích, không lý tưởng, sống hoài, sống phí. Cuộc sống của con người khi ấy sẽ trôi đi vô định. Và so với những người đang không ngừng phấn đấu, theo đuổi những ước mơ ngoài kia, thì chắc chắn những người không có ước mơ sẽ trở thành những kẻ thụt lùi lạc hậu, những kẻ đứng ngoài lề của cuộc sống đang không ngừng biến chuyển.
Trong lịch sử hay ngay ở cuộc sống thực tại, chúng ta đều có thể bắt gặp những tấm gương sáng ngời phấn đấu không ngừng để theo đuổi những ước mơ cao đẹp. Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam với ước mơ cho dân tộc độc lập, nhân dân ấm no phải chăng là ví dụ điển hình nhất.
- Thiếu niềm tin, mất niềm tin là một điều đáng sợ. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Ý kiến trên đây chỉ rõ hậu quả nặng nề và vô cùng nghiêm trọng khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân. Ai cũng vậy, sống phải có lòng tự tin thì cuộc đời mình mới có ý nghĩa, sống mới thật đáng sống. Tại sao “một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”!
Mất niềm tin vào bản thân có thể do nhiều nguyên nhân khách quan như bị áp bức bóc lột nặng nề, bị thất bại chua cay liên tiếp, bị một thế lực nào đó dồn đến chân tường, chỉ còn thấy một màu đen bao phủ; tinh thần, ý chí bị tê liệt hoàn toàn. Người nào đã đánh mất niềm tin vào bản thân, tuy còn sống nhưng khác nào đã chết. Thật đáng thương hại!
Nhờ có lòng tự tin mà ta sống có ước mơ và hy vọng, lạc quan và yêu đời. Ta tin vào nghị lực, ý chí, tinh thần của bản thân mình sẽ làm nên bao điều tốt đẹp; tin bản thân mình sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức; tin vào tình thương và lẽ phải là sức mạnh cứu cánh đời ta. Nhờ có lòng tin vào bản thân mà ta cảm thấy chân lý và lẽ phải là ánh sáng nhân văn cuộc đời; ta cảm thấy được sống
yên vui giữa đồng loại, được mọi người san sẻ tình thương khi ta đang đối mặt với bao hiểm nguy thử thách.
Lòng tự tin cho ta sức mạnh và sự vững chãi, như cây có rễ sâu gốc bền, như nhà có móng chắc, nền cao. Trước phong ba bão táp cuộc đời, “lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”; ta tin vào ta, ta tin vào đồng bào, đồng chí, tin vào bằng hữu.
Người nào đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì tất yếu sẽ bị tê liệt tâm hồn và tinh thần, ý chí và nghị lực; lúc nào cũng cảm thấy cuộc đời mình u ám, nặng nề. Trái lại, sống với niềm tin là sống đẹp, ta hướng về ánh sáng tương lai, ta vui sướng dạt dào trong bài ca hy vọng.
Lòng tự tin cần được thắp sáng, được nuôi dưỡng để ta có nghị lực và bản lĩnh vươn lên trên đường đời. Không thể đánh mất niềm tin vào bản thân, nhưng đổng thời ta cũng không được chủ quan, tự tin một cách nông nổi, mù quáng.
Ý kiến trên đây đã khơi dậy trong tâm hồn tuổi trẻ mỗi chúng ta lòng tự tin, ý chí tự cường; không ngừng học tập và tu dưỡng, nêu cao tinh thần tự lập và làm chủ bản thân. Ta phải biết thắp sáng ngọn lửa niềm tin và hy vọng trên con đường đi tới ngày mai tươi sáng.
- Trong công việc, học tập hay trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn có những biến đổi, để có thể đáp ứng và bắt kịp theo biến đổi ấy cũng như tạo ra những cái mới mang tính đột phá phải cần đến sự sáng tạo. Sự sáng tạo của con người chính là một trong những chìa khóa để khẳng định bản thân trong xã hội, sáng tạo cũng có nghĩa là bạn đang sống được nhiều hơn so với những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho con người nói chung.
Cuộc sống này vốn sẽ không có điều mới mẻ cho đến khi chính chúng ta làm thay đổi và làm mới chúng bằng chính sự sáng tạo. Sự sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra bất cứ thứ gì có hiệu quả và tiên tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng. Giống như sự sáng tạo trong giáo dục phải được xét trong phạm vi giáo dục với những cái đã có và chưa có, không thể đem so sánh sự sáng tạo trong giáo dục với sự sáng tạo trong điện tử. Sáng tạo được coi là dạng hoạt động cao nhất của con người, người có sự sáng tạo là người luôn tìm tòi, không ngừng tìm kiếm và cải tiến những cái đã có thành cái mới mẻ, hoặc tạo ra một cái hoàn toàn mới mang những giá trị đáp ứng yêu cầu thực tế và có hiệu quả vượt trội. Có năng lực sáng tạo mới có hoạt động sáng tạo, năng lực sáng tạo là tiền đề tiên quyết đến hoạt động sáng tạo, năng lực ấy được xác định thông qua trí nhớ, tư duy, cảm xúc và ý chí của con người.
Vậy sự sáng tạo có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Đối với người học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự sáng tạo đem đến cho họ có được kết quả cao trong học tập bởi họ không chỉ biết làm chủ kiến thức mà còn biết vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết vấn đề nảy sinh. Sự sáng tạo đôi khi chỉ đơn giản là biết khái quát vấn đề, kiến thức để tự mình có thể dễ học, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Sự sáng tạo trong con người còn được sử dụng trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội, có sáng tạo sẽ có được sự tín nhiệm, yêu quý và kính trọng từ mọi người xung quanh. Trong công việc đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi cao về tính sáng tạo như công nghệ thông tin, kinh doanh, marketing,... sự sáng tạo sẽ giúp đưa ra những phương pháp, chiến lược và định hướng kinh doanh hiệu quả. Chỉ có sáng tạo mới đưa con người đi trên những con đường tiến bộ, vượt trội, phát minh ra những công trình vĩ đại mang ý nghĩa thời đại và đóng vai trò to lớn trong chuyển biến xã hội.
Con người cần phải có ý thức về sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo, bởi điều đó là cần thiết để đáp ứng sự thay đổi tiến bộ của xã hội. Ví như trong công việc và học tập nảy sinh những vấn đề mà phương thức cũ không còn giải quyết triệt để được buộc bạn phải có kỹ năng sáng tạo ra một giải pháp mới để giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Để có được sự sáng tạo không phải điều đơn giản, ta cần trải qua quá trình rèn luyện, mở rộng tầm hiểu biết của mình, chủ động tìm kiếm cơ hội và cách giải quyết vấn đề không phụ thuộc hay chờ đợi vào người khác. Sự sáng tạo đôi khi đòi hỏi người muốn sáng tạo phải có bản lĩnh từ bỏ những thứ vốn là điều chắc chắn, can đảm từ bỏ những cái cũ, không bám vào cái cũ mà tìm cách thay đổi, không sợ làm sai, chỉ sợ không dám làm. Nếu không có sáng tạo bạn sẽ không có được niềm vui thực sự trong cuộc sống cũng như trong công việc, sự trải nghiệm trong sáng tạo hứa hẹn đem lại cho ta mọi xúc cảm, chỉ cần bạn dũng cảm đi tìm sáng tạo.
Giới trẻ hiện nay được đánh giá là khá năng động và sáng tạo, họ sáng tạo trong cách chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, tích cực đưa ra ý tưởng và luôn hướng ý tưởng đến những miền đất tươi tốt, đối với mỗi nhiệm vụ họ đều hướng đến sự sáng tạo chứ không dập khuôn. Đó là những người được đánh giá rất cao trong xã hội về cả năng lực và trình độ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít người cực kỳ thụ động, không hề có ý thức về sự sáng tạo, họ chấp nhận những cái đã có sẵn, sống theo khuôn mẫu và chỉ hướng đến một cuộc đời bình lặng. Chắc chắn trong một vài trường hợp, họ phải chật vật với những khó khăn không thể giải quyết được nếu không có sáng tạo nhưng họ vẫn chấp nhận sống chung mà không chịu thay đổi. Những nhân tố như vậy là một trong số các yếu tố gây ra sự trì trệ trong phát triển xã hội. Để khắc phục được điều này đòi hỏi rất lớn từ nền giáo dục của Việt Nam, cần đổi mới nền giáo dục hơn nữa.
Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu chúng ta không nỗ lực trau dồi tri thức tức là tự đẩy mình ra ngoài, tự mình đào thải mình ra khỏi xã hội. Để có được cuộc sống cần phải lao động, để có những giá trị mới tiến bộ phù hợp với thời đại cần phải không ngừng sáng tạo. Chính vì vậy, dù ở thời điểm nào của cuộc đời chúng ta phải sáng tạo để khẳng định giá trị bản thân, làm mới chính mình.
-Tự tin :
Trong cuộc sống, con người ai cũng cần phải có một thứ rất quan trọng. Đó là lòng tự tin. Vậy tại sao tự tin lại quan trọng đến vậy ? Đầu tiên, ta cần hiểu lòng tự tin là gì ? Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Người tự tin là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện... Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Trong cuộc sống, tự tin rất quan trọng . Nếu không có tự tin thì bạn sẽ ra sao? Tiếp theo ta cần hiểu lòng tự tin như thế nào? Ví dụ như trong cuộc sống, bạn phải đấu tranh với sự thật. Lúc đó là lúc bạn làm rõ cách tự tin của mình , hay trong khi bạn bị đánh ,.. bạn phải dũng cảm đấu tranh lại dành lại quyền lợi cho mình. Như vậy đã rõ để chứng minh tự tin rất quan trọng. Nếu chúng ta tự tin sẽ được mọi người yêu quý và ngược lại nếu ta nhút nhát, rụt rè thì sẽ chẳng làm được việc gì thành công cả. Như vậy, trong cuộc sống hãy sống đúng đắn, là một người có ích cho xã hội nhé!
-Dũng cảm :
rong cuộc sống, con người ai cũng cần phải có một thứ rất quan trọng. Đó là lòng dũng cảm. Vậy tại sao lòng dũng cảm lại quan trọng đến vậy ? Đầu tiên, ta cần hiểu lòng dũng cảm là gì ? Dũng cảm nghĩa là đi vào cái không biết mặc cho mọi sợ hãi. Dũng cảm không có nghĩa là vô sợ hãi. Vô sợ hãi xảy ra nếu bạn cứ dũng cảm và ngày một dũng cảm hơn. Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện... Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm rất quan trọng . Nếu không có lòng dũng cảm bạn sẽ ra sao? Tiếp theo ta cần hiểu lòng dũng cảm như thế nào? Ví dụ như trong cuộc sống, bạn phải đấu tranh với sự thật. Lúc đó là lúc bạn thể hiện lòng dũng cảm của mình , hay trong khi bạn bị đánh ,.. bạn phải dũng cảm đấu tranh lại dành lại quyền lợi cho mình. Như vậy đã rõ để chứng minh lòng dũng cảm rất quan trọng. Nếu ta dũng cảm sẽ được mọi người yêu quý và ngược lại nếu ta nhút nhát, rụt rè thì sẽ chẳng làm được việc gì thành công cả. Như vậy, trong cuộc sống hãy sống đúng đắn, là một người có ích cho xã hội nhé!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK