DÀN BÀI
1 Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Giới thiệu nội dung đoạn thơ ( khổ thơ 5 và 6 của bài thơ)
2 Thân bài
* Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ
- Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô.
- Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 5, 6 của bài thơ,
* Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ
- Khổ 5: Suy ngẫm về cuộc đời bà
+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa”
-> Đối với người cháu thì bà chính là người thắp lửa cho sức sống của người cháu cũng như các bạn trẻ trong thế hệ tương lai.
- Khổ 6: Sự tần tảo, hy sinh của bà
+ “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chua xót của người cháu với bà
+ Cuộc đời bà như một mê cung, thoát mãi khong ra khỏi những vất vả, lo âu
+ Điệp từ nhóm cùng câu thơ cảm thán
-> Người cháu thấu hiểu dược tình cảm thiêng liêng cao cả của bà
-> Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương
- Nhận xét về tình cảm và suy nghĩ của tác giả: Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam
- Nghệ thuật:
+ Sáng tạo ra hình ảnh mang tính biểu tượng: bếp lửa
+ Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự
3. Kết bài
- Tổng kết lại nội dung và liên hệ mở rộng
BÀI LÀM
Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ. Tác giả Bằng Việt cũng vậy, ông đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Hình ảnh in sâu trong tâm chí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Bài thơ Bếp lửa là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu dành cho nhau. Trong đó đoạn trích trên đã diễn tả rất chi tiết sự chiêm nghiệm và tình cảm của cháu dành cho bà- ngọn lửa sáng rực trong tim của cháu.
Nhà thơ Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Đoạn thơ nằm ở khổ 5, 6 của bài thơ, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà nói riêng và với gia đình, quê hương, đất nước nói chung.
Sau khi đưa ra hình ảnh bếp lửa đẻ khơi nguồn cho dòng suy nghĩ về bà, sau đó người cháu đã suy nghĩ về cuộc đời của bà thông qua hình ảnh bếp lửa:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..
Hình ảnh bếp lửa rồi đến ngọn lửa đã trở thành biểu tượng mãnh liệt cho tình yêu thương của 2 bà cháu. tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngàynhóm bếp lửa . Bà luôn hi sinh cho con cháu, người thân! Điệp ngữ "một ngọn lửa" là sáng tạo nghệ thuật đắt giá của tác giả. Nó nhấn mạnh sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa và ý nghĩa của tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hiện thân cho tâm hồn, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người, truyền lửa cho người cháu cũng như là thế hệ mai sau. Bà tin cháu mình sau này sẽ nên người và thành tài để xây dựng non sông đất nước.
Từ những suy ngẫm người bà trong cuộc sống, tác giả tiếp tục khẳng định phẩm chất cao quí của bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Cuộc đời của bà phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhwunxg sự thử thách của thiên tai cũng như xã hội dường nhưu đã trở thành một điều xảy ra bình thường với bà. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy thì bà vẫn sáng lên những phẩm chất đáng quý của một người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ "nhóm" đã càng nhấn mạnh những hi sinh và hình ảnh tuyệt vời của bà. Bà tần tảo, nhẫn lại và đầy lòng yêu thương. Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa đó luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh. Bà đã nhóm lên sự sống cũng như tình yêu thương dành cho mọi người. Bếp lửa trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra một chân lí, điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rỡ cháy, bất tử trong lòng củ người cháu.
Giờ đây, tác giả đã sống xa quê, đã rời xa vòng tay người bà. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng hình ảnh bà mãi là một dấu ấn khó phai. Tình cảm ấy đã trở thành bất tử trong tâm hồn tác giả.
Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng yêu thương , gắn bó với gia đình và đất nước. Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo hình ảnh cái bếp lửa và ngọn lửa để biểu tượng cho tình yeu vô bờ bến của bà dành cho người cháu. Ngoài ra việc sử dụng linh hoạt tự sự, miêu tả và biểu cảm đã càng tăng thêm sự xúc cảm cho bài thơ và biểu lộ cảm xúc của tác giả chân thực, rõ nét hơn.
Tóm lại qua đoạn thơ trên ta lại càng hiểu hơn về hình ảnh người bà cũng như là nhưng phẩm chất thiêng liêng cao quý của người phụ nữ Việt. Bà mãi mãi là tín ngưỡng đẹp nhất trong tâm hồn người cháu.
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông thường viết về những kỉ niệm, ước mơ gần gũi với cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tĩnh sâu lăng, giàu chất suy tư, triết luận. Bài thơ Bếp lửa trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
“Bếp lửa bà nhen ”sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui cuộc sống, nhóm lên nghĩa tình hồn hậu, nhóm lên tâm tình, ước vọng của tuổi thơ.
Từ những kỉ niệm ấu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.
Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Từ tình cảm mến yêu và lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà, và cho cả quê hương, đất nước, nhà thơ muốn khẳng định triết lí : hững gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm đẹp đẽ của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK