1/ Nhân vật Tràng :
+ Tràng là một trong ba nhân vật trung tâm trong truyện ngắn « Vợ nhặt » của Kim Lân.
+ Xuất hiện trong tác phẩm, Tràng là một người đàn ông nghèo khổ,bất hạnh nhưng giàu tình người và khát vọng hạnh phúc.Điều đó được thể hiện qua câu chuyện nhặt vợ của anh giữa ngày đói.
1/Về lai lịch, ngoại hình ,tính cách:
- Tràng vốn là một gã trai nghèo, sống ở xóm ngụ cư, có mẹ già và làm nghề đẩy xe bò mướn.
- Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, thô kệch với “ cái đầu trọc nhẵn”;“cái lưng to rộng như lưng gấu”; “ hai con mắt gà gà, nhỏ tí” lúc nào cũng đắm vào bóng chiều của hoàng hôn.
- Tính tình của Tràng lại có phần “dở hơi” nhưng tốt bụng, hay vui đùa với trẻ con trong xóm.
Tràng có một cảnh ngộ thật bất hạnh và tội nghiệp.
2/ Vẻ đẹp tình người và khát vọng hạnh phúc của Tràng qua câu chuyện nhặt vợ:
a.Tình huống nhặt vợ của Tràng :
Tràng có vợ bằng cách “nhặt” được chỉ qua hai lần gặp gỡ, vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc giữa ngày đói Tình huống độc đáo, đùa mà thật , thật mà cứ như đùa.
b.Diễn biến tâm lý, tính cách ,hành Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không… đèo bòng”.
+ Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi “Chậc,kệ!”.Tràng chấp nhận đánh liều với hoàn cảnh và số phận vì : Người đàn bà cần Tràng để có một chỗ dựa qua thì đói kém, còn Tràng cũng cần người phụ nữ nghèo ấy để có vợ và để biết đến hạnh phúc.
- Trên đường đưa vợ về nhà, Tràng thật sự vui và hạnh phúc : mặt “phớn phở”, “mắt sáng lên lấp lánh”, “miệng cười tủm tỉm”; “ …Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát đang đe doạ…Trong lòng hắn, lúc này chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên.Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông ấy…” …
- Chỉ sau một ngày “nên vợ nên chồng”.
+ Tràng thấy mình đổi khác “ trong người êm ái , lửng lơ như người từ giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ như không phải”.
+ Tràng thấy thương yêu và gắn bó với căn nhà; “Hắn đã có một gia đình.Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng…Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo cho vợ con sau này…”
+ Tràng muốn dự phần tu sửa căn nhà . “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
Tràng đã thật sự thay đổi về số phận lẫn tính cách : từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức.
+ Cuối tác phẩm, trong suy nghĩ của Tràng “ cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp.Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.Đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ Việt Minh.Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ về một tương lai hướng về Đảng về cách mạng của Tràng và những người như Tràng.
3/ Đánh giá chung về nhân vật Tràng:
- Kim Lân miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng xoay quanh tình huống nhặt vợ hết sức đặc biệt.Cũng từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm :Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống.
- Cũng qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, nhà văn giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo : đó là vẻ đẹp tình người và niềm tin tưởng vào tương lai. - Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã bộc lộ được khả năng miêu tả tâm lý nhân vật và ngòi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
2/ Nhân vật người vợ nhặt
- Hiện lên trong tác phẩm, người phụ nữ được Tràng nhặt về làm vợ có cảnh ngộ nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt .
- Điều đó được thể hiện qua việc chị chấp nhận theo không một người đàn ông về làm vợ giữa ngày đói.
1/Về lai lịch, ngoại hình :
- Xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp…
- Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọi phiếm định giành cho chị và tất cả những người phụ nữ có cảnh ngộ và số phận đáng thương và tội nghiệp như chị.
- Chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.
2/ Về tính cách :
a/ Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh
+ Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.
+ Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…
Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.--> nhà văn thật sự xót xa và cảm thôngcho cảnh ngộ đói nghèo của người lao động.
b/ Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang :
- Trên đường theo Tràng về nhà: chị hiện lên với dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp khi đi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng ( thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn” , ngượng nghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia”...) thật tội nghiệp, đáng thương…
- Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo, biết thấu hiểu và cảm thông cho cảnh ngộ nhà chồng.
- Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.
3/ Đánh giá chung :
- Tóm lại, người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi, không người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng.
- Xây dựng nhân vật vợ Tràng, nhà văn tố cáo xã hội đẩy con người đến cảnh ngộ rẻ rúng vì đói khát.
Học tốt nhé !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK