Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phân tích bản cáo trạng tố cáo tội ác giặc...

Phân tích bản cáo trạng tố cáo tội ác giặc minh câu hỏi 934729 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích bản cáo trạng tố cáo tội ác giặc minh

Lời giải 1 :

DÀN Ý

A, MB

- giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén.

- giới thiệu Bình Ngô Đại cáo: "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân

- Đoạn hai của tác phẩm chính là bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh và bọn bán nước cầu vinh khi nhà Hồ bị lung lay

B, TB

- Nêu lại bối cảnh lịch sử mà nhà Minh sang xâm lược Đại Việt:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

...

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

- Một loạt những lời buộc tội đanh thép của tác giả Nguyễn Trãi: việc làm trái với nhân nghĩa.

+ Bại nhân nghĩa nát cả đất trời

Nướng con đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

- Những tội ác nặng nề lên nghề truyền thống, môi trường sống của người dân

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

--> giặc Minh thản nhiên sống dựa trên công sức, máu xương của nhân dân.

- Lời kết tội đanh thép nhưng cũng đau xót:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn ko ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi

C, KB

Tổng kết lại nội dung

BÀI LÀM

Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén. "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân. Đoạn đầu của tác phẩm Bình Ngô đại cáo chính là bản cáo trạng buộc tội đanh thép của toàn dân tộc Đại Việt đối với tội ác tày trời của giặc Minh và bè lũ bán nước.

Mở đầu đoạn 2 trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu thâm độc của giặc Minh đó chính là chúng đã lợi dụng nhà Hồ đang suy yếu mà thừa cơ vào cướp nước ta:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”

Năm 1406, lấy cớ vô lý là nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh kéo vào xâm lược Đại Việt. Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta, chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đô hộ thâm độc để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Trong đoạn 2 của Bình Ngô Đại Cáo đã  tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.

“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”.

Việc làm của giặc Minh chính là đi ngược lại với tư tưởng nhân nghĩa của đất trời. Không những vậy, bao nhiêu tội ác của giặc Minh còn để lại hậu quả trầm trọng lên đời sống, tính mạng của dân tộc Đại Việt cũng như các thế hệ sau này. Hai câu thơ với hình ảnh gợi hình đã nêu lên được tội ác không thể dung thứ của nhà Minh:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Hình ảnh dân đen và con đỏ là hình ảnh của những người dân vô tội đang phải chịu những lầm than, đau đớn khổ sở dưới bàn tay và ách thống trị độc ác tày trời của nhà Minh. Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như “ngọn lửa hung tàn” và “hầm tai vạ” chính là những chế độ, việc làm trái với nhân nghĩa, đạo lý làm người mà giặc Minh đã làm. Không biết hàng bao nhiêu người dân vô tội đã chết thảm dưới tay giặc Minh.

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

Chính sách cai trị của giặc Minh là vô cùng tàn bạo về mọi mặt đối với nhân dân ta. Chúng thỏa sức đè đầu cưỡi cổ sống trong xương máu của nhân dân ta mà hưởng thụ.

Những câu thơ tiếp theo như thể hiện thái độ căm phẫn của tác giả cũng như người dân Đại Việt đối với chúng:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Thái độ căm phẫn của tác giả đã thể hiện rất sâu sắc. Hai câu thơ cuối này như lời buộc tội xót xa đau đớn từ chính tâm can của Nguyễn Trãi. Tội ác của chúng có ghi hết lên cả rừng trúc Nam Sơn cũng ko hết và có rửa bằng nước biển Đông Hải cũng không thể sạch nổi. Đoạn 2 của Bình Ngô đại cáo chính là lời buộc tội đanh thép đối với nhà Minh.

Tóm lại, giá trị của Bình ngô đại cáo là trường tồn mãi mãi với dân tộc. Bình Ngô đại cáo được so sánh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai và có sức tồn tại vĩnh cửu trong nền văn học Việt Nam.

ĐỀ 2

A, MB

- giới thiệu tác giả Nguyễn Du: chi tiết trong sách giáo khoa,

- Đoạn trích "Chí Khí anh hùng" nằm trong phần Gia biến và lưu lạc khi Kiều đang nên duyên cùng người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất Từ Hải.

- Trong đoạn trích "Chí khí anh hùng", người anh hùng Từ Hải được xây dựng với những khát vọng lên đường cao đẹp và những phẩm chất đáng quý.

- Hình tượng người anh hùng Từ Hải hiện lên vô cùng chân thực trong đoạn trích, cho thấy một tầm vóc phi thường và bản lĩnh trượng phu của người anh hùng trong xã hội phong kiến xưa, của một đại trượng phu mẫu mực.

B, TB

1, Chí làm trai, làm nên việc lớn.

- Ngay từ nhan đề, người đọc đã cảm nhận được ý chí và hào khí của một người anh hùng, một người nam nhi đại trượng phu mẫu mực.

- Đầu tiên, Từ Hải hiện lên với chí làm trai, thỏa sức tung hoành để làm nên việc lớn. Hình ảnh "Nửa năm hương lửa đương nồng" là hình ảnh của sự hạnh phúc lứa đôi ngọt ngào, dễ làm cho con người thui chột ý chí muốn vươn ra biển rộng sông dài ngoài kia.

- Tuy nhiên, Từ Hải lại khác, người trượng phu nghĩa lớn ấy đã "thoắt đã động lòng bốn phương". Cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du cho thấy chí lớn, chí làm trai, thỏa sức tung hoành bốn phương làm nên nghiệp lớn của Từ Hải luôn ngự trị và trở thành khát khao lớn, mãnh liệt trong nhân vật.

- Từ bỏ hạnh phúc gia đình êm ấm và Thúy Kiều, người anh hùng ấy "trông vời trời bể mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".

- Người đọc có thể thấy được khát vọng công danh của người anh hùng Từ Hải, đã tạm gác gia đình lại để tiếp tục sự nghiệp dang dở.

2, Là người đàn ông có chí lớn

- Thứ hai, người đọc có thể thấy Từ Hải là người nam nhi có nghĩa lớn, muốn cho Thúy Kiều một danh phận đàng hoàng.

- Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều thì Từ Hải chính là người đàn ông duy nhất mà có thể cứu Kiều và dám hứa với Kiều về một danh phận và cuộc sống, chỗ dựa đàng hoàng. Tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều là tình yêu vững bền, chắc chắn, là tình yêu của một người đàn ông trưởng thành và yêu thương thật lòng.

- Tình yêu này khác với tình yêu mà Thúc Sinh dành cho Kiều là tình yêu ong bướm, lông bông.

- Người anh hùng Từ Hải quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn để rồi đón Kiều về nhà, cho nàng một danh phận và cuộc sống êm ấm. Thái độ dứt khoát của Từ Hải qua những từ như "quyết, dứt" và hình ảnh "bằng" (loài chim bằng biểu tượng cho ý chí lớn, khát vọng vươn xa, vươn cao) cho thấy ý chí làm nên công danh và nghiệp lớn của người đàn ông nặng nghĩa nặng tình.

C, KB

Tóm lại, nhân vật Từ Hải là nhân vật mang vẻ đẹp của người quân tử có chí lớn và yêu thương vợ của mình, là điển hình cho bút pháp lý tưởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK