Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 ĐỘC HIỂU (3đ) Đọc đoạn trích dưới đây và thực...

ĐỘC HIỂU (3đ) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Người ta vẫn thường nói, con người có nhiêu cách để trưởng thành, bạn trưởng thành khi học

Câu hỏi :

giúp mik với ạ mình đag gấp

image

Lời giải 1 :

PHẦN ĐỌC HIỂU

1, Phương thức biểu đạt nghị luận

2,

Cách trưởng thành mà tác giả chỉ ra đó là tự học tập, tự thay đổi từ bên trong suy nghĩ của chính chúng ta để rồi trưởng thành dần dần mỗi ngày

3,

Biện pháp tu từ điệp ngữ "Chúng ta không cần". Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp, từ đó tác giả truyền tải thông điệp đến bạn đọc một cách sâu sắc và ấn tượng hơn

4,

Theo em, bản tính đợi chờ của con người trong đoạn trích biểu hiện cho việc sống thụ động, sống phụ thuộc, không biết giành lấy những thứ mà mình muốn và cũng chưa trưởng thành, chưa biết vạch ra kế hoạch để trưởng thành.

PHẦN TẬP LÀM VĂN

1,

Trong cuộc sống, sự trưởng thành đối với con người chính là một dấu mốc quan trọng. Thật vậy, sự trưởng thành của 1 người chủ yếu là qua sự chín chắn về mặt tinh thần, chứ không đơn thuần là sự lớn lên về xác thịt bên ngoài. Đầu tiên, để trưởng thành, chúng ta cần có sự ý thức những trách nhiệm và bổn phận mình cần đảm đương trong tương lai. Khi ta còn nhỏ, ta thường sống những ngày vô lo, vô nghĩ và chẳng cần phải chịu trách nhiệm với ai. Nhưng khi ta trưởng thành, việc này đồng nghĩa rằng chúng ta có những trách nhiệm với gia đình, với công việc, với quê hương và với cả bản thân mình nữa. Sống buông tuồng, vô trách nhiệm, không chăm lo cho gia đình cũng như bản thân đều là biểu hiện của sự chưa trưởng thành và chín chắn. Thứ hai, để trưởng thành, chúng ta nhận ra được chúng ta đã từng trẻ con và ngây thơ đến như thế nào trong quá khứ. Người lớn sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên như ngày còn thơ bé và khi ta lớn, ta sẽ có sự so sánh với những ngày xưa và thấy được rằng mình đã từng có quãng thời gian trưởng thành và trở nên chín chắn đến như thế nào. Cuối cùng, sự trưởng thành còn được biểu hiện bằng việc chúng ta dũng cảm đối mặt với những nỗi sợ của bản thân thay vì né tránh như hồi ngày xưa. Chấp nhận, đối diện với những khó khăn, chẳng sợ thất bại và cứ tiến lên phái trước vì những mục tiêu cao cả chính là tâm niệm của những người trưởng thành mong muốn mình có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, quá trình trưởng thành chính là quá trình hoàn thiện bản thân dần dần, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Tóm lại, sự trưởng thành không được thể hiện bạn ở độ tuổi bao nhiêu mà miễn khi đầu óc chúng ta trở nên chín chắn thì là lúc chúng ta trưởng thành. 

2,

Huy Cận là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách Mạng. Tuy nhiên, trước cách mạng thì bạn đọc bắt gặp một hồn thơ sầu buồn, mang những tâm tư về thời cuộc về nhân thế. Bài thơ “Tràng giang" là tiêu biểu cho phong cách thơ đó của Huy Cận. Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

Người đọc có thể thấy được bức tranh thiên nhiên cùng nỗi sầu buồn được gửi gắn được thể hiện trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hình ảnh mây cao, núi bạc kì vĩ to lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Từ đùn là từ độc đáo thể hiện được sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. Lớp lớp là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc. Hình ảnh cánh chim là hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để diễn tả sự cô đơn nhỏ bé của vạn vật con người. Và cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống. Sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới. Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.

“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn vì mang tâm sự con người, đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Tình yêu ấy mang tâm sự thầm kín của tác giả. 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK