Theo ông Quách Tấn, người bạn chí thân và đồng thời cũng là người hiểu khá rõ về nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì bài thơ này, tức bài Đây thôn Vĩ Dạ đước sáng tác vào năm 1939, ngay sau khi tác giả nhận được một bức bưu ảnh, một "phiến phong cảnh" kèm với lời hỏi thăm sức khỏe của cô Hoàng Cúc – cố nhân, người yêu cũ của Hàn. Chính lời hỏi thăm của người con gái ấy đã khiến tứ thơ vụt sáng trong đầu thi nhân, trong lúc thi nhân đang lâm vào nghịch cảnh, thời điểm bi đát nhất của cuộc đời mình.
Bài thơ được Hàn chia thành ba đoạn, mỗi đoạn là một cung bậc cảm xúc song đều bị chi phối bởi một sắc màu phức cảm nhất định.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Âm điệu, giọng thơ từ những vần đầu của thi phẩm là một phần vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ quyết định âm hưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ hành trình cảm xúc của tác phẩm. Về những đoạn sau, âm hưởng, nhạc điệu của bài thơ có đa dạng, biến hóa hơn lúc đầu thế nào đi nữa thì ý thức thơ và tư duy thơ của người đọc cũng như của nhân vật trữ tình hay của tác giả vẫn bị ảnh hưởng, chi phối mạnh bởi cấu thanh ấy. Cảm xúc chính: Quá khứ sống dậy trong miền nhớ. Cảm xúc chính của nhân vật trữ tình ở đây là xao xuyến, bâng khuâng, nhớ nhung da diết.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay?
Câu thơ lắng lại trong một nội lực phù sa xúc cảm đầy mạnh mẽ, nỗi buồn tung phá nhuốm trên từng con chữ vần thơ, mặc cảm chia lìa, dáng dấp của một nỗi sầu chia ly tan tác quyết định cái tôi của Mặc Tử, và đổ bóng xuống cảm quan không gian, nó dựng lên bối cảnh tương quan trong Đây thôn Vĩ Dạ, thiên nhiên trong thơ bị chi phối bởi tâm trạng con người, nó là một thực tại cô đơn, phiêu tán: gió bay đi, mây trôi đi, sông cũng lặng lờ buồn thiu chảy về miền xa vắng – cái hiện thực, cảnh tượng ấy ám ảnh một cái nhìn khác đời, ngang trái và trớ trêu: gió mây, hai vật thể gắn chặt ấy làm sao có thể rách rời (gió thổi mây bay, mây không thể tự nhiên mà di chuyển được, mây và gió cũng không thể đi ngược hai luồng), nếu nhìn qua lăng kính của đôi mắt không thôi, thì Hàn Mặc Tử chắc chắn không thể viết nên những vần thơ như thế, khung cảnh thiên nhiên đã được Tử ghi lại bằng rung cảm tâm hồn đầy “mặc cảm”, và, “mặc cảm ấy đã chia lìa những thứ tưởng không thể chia lìa”.
Dòng nước hồn nhiên, vô tư kia cũng trở nên buồn bã. Dòng nước ấy vừa như mang sẵn một mạch buồn vô hạn, vừa như bị chia phôi nỗi sầu từ gió, từ mây. Bức tranh sự chuyển động ấy cũng không làm khung cảnh ấy vui lên, sống động lên; tranh có hoa, song, cũng chỉ là hoa bắp –một thứ hoa vô sắc vô hương, buồn bã, vô tình. Động từ lay là một động từ “trung tính”, thế nhưng, đặt từ ngữ ấy vào bối cảnh bài thơ, sao mà buồn bã, thê thiết thế:. Hàn Mặc Tử nhìn hoa bắp chỉ cảm nhận được được sự ly biệt, phiêu tán, rời xa: gió, mây, dòng nước đã đi hết rồi, chỉ còn hoa bắp là không thể tự mình di chuển được, cái “lay” phảng phất những cái níu giữ vu vơ, cái níu giữ vô hình. Trong hoa bắp đã in hình cuộc đời của Hàn Mặc Tử: một cuộc đời côi cút, cô đơn, một cuộc đời “bị quẳng ra ngoài xã hội”.
Gió, mây, dòng nước đều muốn ra đi, chỉ còn trăng là lội ngườc dòng, xuôi về với lòng thi nhân, chỉ còn trăng mới tìm thi nhân bầu bạn:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay
Một câu hỏi không hồi âm, không lời đáp, cô đơn nối tiếp cô đơn, thoáng bóng những đợi chờ khắc khoải, thuyền trăng, sông trăng đã được huyền ảo hóa, trở nên lộng lẫy và lãng mạn, trăng là vị cứu tinh, vị cứu cánh duy nhất cho nỗi sầu tê tái khắc khoải của thi nhân. ~> Nỗi buồn những vần thơ đầu đến bây giờ đã trở thành "nỗi niềm". Phức cảm chính trong đoạn thơ này sự tuyệt vọng, buồn thảm da diết khắc khởi bởi sự cô đơn không lối thoát vì bị giam cầm.
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà…
Hai câu thơ đầu tốc ký về cái khoảnh khắc bâng khuâng, bồng bềnh phiêu lắng trong cõi mộng, đau đáu dõi theo bóng của một ảo ảnh trên con thuyền trở trăng với khát khao mong tìm được "chân ảnh" của kẻ thi nhân lạc loài cô đơn ham sống đang tìm về "cõi mộng mong nhập thế". Song, cảnh thiên tiên đẹp mấy cũng sẽ tàn, mộng nơi trần gian say lâu rồi cũng tỉnh, trong phút chốc, mọi cá thể hư ảo đều hóa ra thành mây khói: ánh nắng của những khổ thơ trước đã tan, sắc trăng đã tắt, nhân ảnh hư mờ, cả đoạn thơ bao phủ bởi một màu trắng gắt đến lặng cả những vần thơ. Thi nhân bị đẩy lại nơi trần thế đầy nghịch cảnh. Chữ quá như nghẹn ngào, như xót xa tiếc nuối trong nỗi đau của mặc cảm chia lìa.
Có thể phân tích thêm ý nghĩa của sắc trắng trong những câu thơ cuối. Gam trắng là gam màu quyền lực nhất trong thơ văn Hàn Mặc Tử, nó mang một ý nghĩa riêng…
Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm, đồng điệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, băng gió, mộng rồi lại tỉnh. Đó là logic vận động tâm trạng của một cái tôi ham sống, yêu đời trong Đây thôn Vĩ Dạ. Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc rất thực, càng về sau càng trở nên hư ảo, huyền hồ. Sắc điệu tiếng nói trữ tình lúc âm u, lúc chói lạnh. Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ cũng chính là tiếng lòng khắc khoải của Hàn Mặc Tử vừa đẹp nhưng lại đau thắt tới tận cùng.
cho mình ctlhn nha bạn
mình cảm ơn
“Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến nhưng càng đi xa càng thấy lạnh”. Đó là nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh về Hàn Mặc Tử - một trong những gương mặt thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Thông qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, chúng ta có thể thấy được thế giới lạnh lẽo, sâu xa đến ám ảnh trong hồn thơ của chàng thi sĩ họ Hàn với hệ thống ngôn từ, thi liệu, hình ảnh độc đáo. Và ở mỗi một khổ thơ, tác giả đã tái hiện những không gian, khung cảnh thiên nhiên khác nhau và có sự vận động, biến chuyển để xoáy sâu vào nỗi khát khao giao cảm với tình người, tình đời.
Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa về sắc thái cảm xúc. Đó có thể là một lời trách móc nhẹ nhàng, có thể là một lời giới thiệu, mời gọi khách thể đến với vườn thôn Vĩ, có thể là lời tự vấn của chủ thể trữ tình. Và từ câu hỏi này, tác giả đã tập trung miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Trước hết, đó là ánh nắng buổi bình minh đang len lỏi trên cành cây kẽ lá, quyện hòa làm nên thi ảnh độc đáo “nắng hàng cau”. Chiều kích không gian bỗng thay đổi và hạ xuống thấp với vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ trong gam màu “mướt quá xanh như ngọc”, gợi lên sự xanh non, tươi mới và trong trẻo. Trong những gam màu tươi sáng đó, hình ảnh con người xuất hiện trong mối quan hệ giao hòa: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Bóng dáng con người thấp thoáng cùng sự bí ẩn và gợi ra nhiều cách giải mã trong lòng độc giả. Phải chăng đó là khuôn mặt của người thiếu nữ ẩn hiện sau khóm trúc, lá trúc cắt ngang tạo nên khuôn mặt chữ điền, hay đó là khuôn mặt tượng trưng cho vẻ đẹp phúc hậu của con người xứ Huế? Với tài năng trong việc sử dụng ngôn từ, tác giả Hàn Mặc Từ đã kiến tạo nên những hình ảnh, thi liệu đa nghĩa và giàu sắc thái biểu đạt để phác họa bức tranh về thiên nhiên, cảnh vật và con người xứ Huế.
Khổ thơ thứ hai gợi lên không gian của sự chia lìa, xa cách đượm buồn hiu hắt và lung linh, huyền ảo:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được miêu tả với những gam màu tươi tắn của buổi sớm mai thì ở khổ thơ này, dòng thời gian đã vận động, chuyển mình qua khung cảnh gió mây, trăng nước. Theo quy luật thông thường của thiên nhiên, gió và mây luôn là hai hình ảnh sóng đôi “gió thổi, mây bay”, nhưng qua những câu thơ của chàng thi sĩ họ Hàn, gió – mây lại hiện lên trong mối quan hệ đối lập của sự chia lìa, xa cách, trôi nổi và tượng trưng cho nỗi trống vắng, cô đơn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh còn được bao phủ bởi bức màn của nỗi buồn qua những hình ảnh giàu sức gợi như “dòng nước buồn thiu”. Với tính từ “buồn thiu” kết hợp biện pháp nhân hóa, dường như nỗi buồn mang sắc thái chia phôi của gió và mây đã thấm vào sông nước, khiến dòng thủy lưu mang nặng nỗi buồn của thiên nhiên tạo vật. Và trong khung cảnh đó, ánh trăng xuất hiện và bao trùm không gian, làm nên một liên tưởng độc đáo về sông trăng, thuyền trăng. Trong mặc cảm chia lìa, ánh trăng hiện lên trong nỗi lo âu, khắc khoải “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã làm nổi bật hơn nữa nỗi bồn chồn cùng tâm trạng xót xa, đau đớn cùng nỗi ám ảnh về khát khao giao cảm với đời của nhân vật trữ tình.
Dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình tiếp tục được làm nổi bật qua không gian vừa thực vừa ảo mộng:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Những hình ảnh, con chữ trong câu thơ được kiến tạo theo dòng cảm xúc mang tính tượng trưng, siêu thực. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phan Cự Đệ cũng từng có những nhận định sâu sắc về khuynh hướng này trong thơ Hàn Mặc Tử: “...người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc”. Khung cảnh thiên nhiên với vườn thôn Vĩ, nắng sớm mai, hàng cau, lá trúc, gió mây, dòng nước, thuyền trăng, sông trăng biến mất và nhường chỗ cho hình bóng “khách đường xa” trong ảo mộng. “Áo em trắng quá” phải chăng là ẩn dụ cho bóng dáng của người con gái từng xuất hiện trong thi ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Khung cảnh cũng vận động từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vĩ đến sông trăng và cuối cùng chìm vào tâm thức mờ ảo của sương khói “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Dường như “sương khói” là tác nhân làm mờ đi, nhòa đi bóng dáng con người và tình người. Thi nhân đã cố gắng níu kéo trong khát khao giao cảm với hồn người, tình người nhưng tất cả chỉ là sương khói mờ ảo. Bài thơ được kết thúc bởi câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” xoáy sâu hơn nữa bị kịch của nhân vật trữ tình. Đại từ phiếm chỉ “Ai” được điệp lại hai lần khiến câu thơ ngân dài và vang xa, làm nhòe mờ hình tượng của khách thể và chủ thể trữ tình, tạo nên một nỗi ám ảnh về nỗi đau trong cõi mênh mông tận cùng. Đó là nỗi tuyệt vọng của một tâm hồn khát khao giao cảm với đời nhưng mãi mãi không được cộng hưởng và hồi đáp.
Như vậy, qua sự biến chuyển của mạch cảm xúc, có thể khẳng định mỗi một khổ thơ của “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh riêng biệt và độc lập; nhưng vẫn liên kết với nhau qua sự biến chuyển, vận động trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Đó là tâm hồn của một người thi sĩ khát khao giao cảm với tình đời, tình người trong nỗi ám ảnh, khắc khoải và xót xa.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK