Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Mn ơi giúp em với mai em thi rồi ạ...

Mn ơi giúp em với mai em thi rồi ạ ༎ຶ‿༎ຶ. *Câu 1: Bài:Tức cảnh Pắc Pó Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵ

Câu hỏi :

Mn ơi giúp em với mai em thi rồi ạ ༎ຶ‿༎ຶ. *Câu 1: Bài:Tức cảnh Pắc Pó Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chống chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. 1) hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? 2) bài thơ được viết theo thể thơ gì? 3) phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên? 4) xác định nội dung chính của bài thơ? *Câu 2:đọc thông tin đoạn trích, trả lời câu hỏi. Đoạn trích Chăn nuôi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày không có mặt thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, lương ít thì ta cấp bổng,đi Thủy thì ta cho thuyền.... Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang cũng không kém gì. 1) đoạn trích chủ yếu sử dụng kiểu câu gì? 2) chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích? 3) tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích? 4) từ đoạn văn trên em hãy viết đoạn văn ngắn (3-5 dòng)nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa chủ tướng và tướng Sĩ. *Câu 3:đọc và trả lời câu hỏi. Ngắm trăng Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Sao nhìn khe cửa ngắm nhà thơ 1) nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? 2) bài thơ được viết theo thể thơ gì? 3) phương thức biểu đạt chính của bài thơ? 4) xác định nội dung chính của bài thơ trên? *Câu 4: đọc và trả lời. Ngó thấy xứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, cuốn lưới cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ....giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng,để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau. 1)câu và:'cách nào mà đem thịt nuôi hổ đói, sao cho khỏi bị tai vạ về sau' thuộc kiểu câu gì? 2) chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích? 3) tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích? 4) từ đoạn văn trên em hãy viết đoạn văn ngắn từ (3-5 dòng) nêu suy nghĩ của em về tội ác của giặc. *Câu 4: trong văn bản bàn luận về phép học, tác giả đã đưa ra những phương pháp học tập tích cực hướng tới cách học thực chất. Hãy viết một bài văn trình bày về suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Lời giải 1 :

Câu 1:

`1.1` Hoàn cảnh: Tháng 2 năm 1941 sau 30 năm buôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước chủ tịch HCM đã bí mật tới Pắc Pó, Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Hang Pắc Pó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh đó.

`1.2` Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

`1.3` Biểu cảm.

`1.4` Cái này là phân ghi nhớ sgk ý bạn: Tức cảnh Pắc Pó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Pó. Với người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là 1 niềm hành phục lớn.

Câu 4: trong văn bản bàn luận về phép học, tác giả đã đưa ra những phương pháp học tập tích cực hướng tới cách học thực chất. Hãy viết một bài văn trình bày về suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Xem hình ó.

image
image
image
image
image

Thảo luận

-- Chúc chị thi tốt ạ!!!
-- Cảm ơn em nha <3 Chúc em thi tốt không kém anh :v
-- Cảm ơn chị 😘😘😘
-- Mình con trai mà bạn :))?
-- Sory ạ
-- <3

Lời giải 2 :

Câu 1:

1) Bài thơ được sáng tác tháng 2-1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Bác trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc tại hang Pác Bó ( Cao Bằng ) trong điều kiện sinh hoạt rất khó khắn, gian khổ. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, Bác vẫn rất vui , rất lạc quan bởi người đang sống, đang lãnh đạo cách mạng ngay trên quê hương, đất nước mình và bởi Người tin thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần.

2) Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt.

3) PTBĐ chính: biểu cảm.

4) Nội dung: cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống chan hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Câu 2:

1) Câu văn nhân-quả ( tức nguyên nhân - kết quả) 

2) So sánh : Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang cũng không kém gì.

=> so sánh ngang bằng với từ phủ định.

Điệp ngữ: Chăn nuôi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày không có mặt thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, lương ít thì ta cấp bổng,đi Thủy thì ta cho thuyền... -> liệt kê các công việc mà vị chủ soái đang và sẽ làm cho quan dưới quyền.

3) Thể hiện tình cảm của vị chủ soái dành cho tướng sĩ dưới quyền, ấy là Trần Quốc Tuấn đã lấy chữ Tình ra để thức tỉnh quân sĩ, nhắc nhở họ về ý thức về tình chủ tớ.

4) Đối với tướng sĩ dưới quyền, Trần Hưng Đạo hiện lên như một người cha lớn. Chỉ qua một câu văn nhưng đã tái hiện lại đầy đủ ân sâu nghĩa nặng của vị chủ tướng ''không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm...'' quan tâm chu đáo từ việc lớn: quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đến việc nhỏ đi bộ thì ta cho ngựa, đi thủy thì ta cho thuyền. Cho dù là lúc trận mạc hay khi ở nhà, lúc cùng nhau sát cánh kề vai chia sẻ hiểm nguy, sinh tử chốn trận mạc hay khi yên ổn, vui vẻ thái bình cũng đều có tình cảm gắn bó vô cùng thân thiết. Như ông tự nhận xét '' cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang cũng không kém gì. Ấy là Trần Quốc Tuấn đã lấy chữ Tình ra để thức tỉnh quân sĩ, nhắc nhở họ về ý thức về tình chủ tớ.

Câu 3:

1) Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó ( Cao Bằng ) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tâm sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng không ngời đến Quảng Tây, Người bị chính quyền Quốc dân đảng bắt giữ và giải qua 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ trong hơn một năm trời. Người Việt tập thơ Nhật khí trong tù để : ''Ngày dài ngâm ngợi cho khuây-Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do''. Ngắm trăng ( Vọng nguyệt ) là bài thơ số 20 trong tập Nhật khí trong tù ( Ngục trung nhật kí ) gồm 133 bài.

2) Thể thơ: tứ tuyệt.

3) PTBĐ chính: biểu cảm.

4) Cho thây tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục tối tăm.

Câu 4:

1) Câu cảm thán ( dấu hiệu có từ cảm thán, sao cho, dấu ''!'' )

2) So sánh kết hợp điệp ngữ.

3) Để cho thấy hình ảnh và tội ác của giặc ghê gớm.

4) Hình ảnh và tộc ác của giặc chỉ được nhắc đến qua vài câu văn miêu tả quân thù. Quân giặc khác nào loài cú diều dơ bẩn quanh quẩn trong bóng tối, loài dê chó tầm thường hèn hạ đáng khinh coi. Chúng cũng giống như loài hổ đói hung dữ tàn bạo, đầy đe dọa. Chúng ta cũng có thể cảm nhận  được nỗi đau xót, thấm thía tận tâm can của Trần Quốc Tuấn khi phải chứng kiến cảnh đất nước lâm nguy, quốc thể bị cha đạp, quân vương bụ xúc phạm, nhân dân phải lầm than.

Cho câu trả lời hay nhất nha. Cảm ơn!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK