MONG BẠN CHO MIKK HAY NHẤT.YÊU BN CHỦ
@MIRUKU
a."Cu Ba ngọt": nghĩa chuyển: có nghĩa là Cu Ba là mảnh đất thanh bình, phát triển, giàu hoa trái
=>Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
"Xoài ngọt": nghĩa gốc: có nghĩa là ngọt
b."ngọt ngào": nghĩa chuyển: ý chỉ lời nói ngọt, nghĩa là Khéo léo
=>Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
c."cắt rất ngọt": nghĩa chuyển: có nghĩa là dao rất sắc
=>chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!
Tố Hữu
b)
Trong xanh ánh mắt
Trong vắt nhãn lồng
Chim ăn nhãn ngọt
Bồi hồi nhớ ông!
Trần Kim Dũng
c)
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
…
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
Tô Hùng
d) Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi. Ngày nay, bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng, nằm giữa các vườn hoa quả.
Đặng Quang Tình
52. Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng.
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
Sóng Hồng
53. Đọc đoạn thơ sau:
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Nhuyễn Đức Mậu
Hãy cho biết:
a) Cách diễn đạt (trật tự các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu) của dòng thơ thứ hai và dòng thơ thứ tư có gì khác nhau?
b) Dòng thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ đã góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
54. Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn có đảo ngữ.
a) Đăng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
b) Đăng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.
55. Hãy chỉ ra biện pháp đảo ngữ được dùng trong đoạn thơ dưới đây. Thử so sánh với cách diễn đạt thông thường (không đảo ngữ) để thấy rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ.
Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương…
Tố Hữu
56. Đọc câu văn sau:
Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
Nguyễn Tuân
Nhận xét:
a) Những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?
b) Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn diễn tả được điều gì?
57. Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau:
QUÊ EM
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đẳng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
Trần Đăng Khoa
58. Đọc bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú(1)
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc(2)
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia(3)
Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
(1)Tiều: người kiếm củi.
(2) Cách chơi chữ: Quốc (là nước) đồng âm với cuốc (là chim cuốc, còn gọi là chim Đô Vũ. Tương truyền vua nước Thục tên là Đỗ Vũ mất nước, khi chết hoá thành chim, luôn nhớ nước, cứ kêu “quốc, quốc”).
(3) Cũng là cách chơi chữ: Gia (là nhà) gần đồng âm với đa, là loại chim rừng đa đa thuộc giống gà gô.
Trả lời câu hỏi:
a) Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Nêu những câu thơ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b) Em cảm nhận được những gì về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua những câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói trên?
59. Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả.
a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.
b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
d) Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
60. Dùng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.
c) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
d) Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tô.
GIẢI:
51.
Những câu có đảo ngữ:
a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
b)Trong xanh ánh mắt Trong
Trong vắt nhãn lồng
c) Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
… Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
d) Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi.
– Diễn đạt như vậy nhằm nhấn mạnh các ý nêu trong bộ phận vị ngữ (“Đã tan tác”, “Đã sáng lại”; “Trong xanh”, “Trong vắt”; “Rắc trắng vườn nhà”, “Sáng cả đôi bờ”; “Đã qua rồi”).
52.
Gạch dưới các từ: Hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả) ; Xanh xanh (gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp).
53.
Gợi ý :
a) Khác nhau: Dòng thơ thứ hai (Lặng thầm thay những con đường ong bay) diễn đạt theo cách đảo vị ngữ lên trước; dòng thơ thứ tư (Men trời đất đủ làm say đất trời) diễn đạt theo trật tự bình thường của các bộ phận chính trong câu (chủ ngữ – vị ngữ).
b) Dòng thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ đã góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục.
54.
– Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ. (Đảo vị trí của vị ngữ).
– Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).
55.
Gợi ý:
– Hãy nhận xét về vị trí của những từ ngữ bổ nghĩa cho các danh từ “đường”, “đồng bãi”, “đồi nương”, “nông trại” so với cách diễn đạt thông thường để thấy được biện pháp đảo ngữ được dùng.
– So sánh với cách diễn đạt thông thường (không đảo ngữ) để thấy rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ. Ví dụ: ngọt lịm đường (có đảo ngữ) / đường ngọt lịm (không đảo ngữ) – Cách diễn đạt nào gợi tả, gợi cảm? Nhấn mạnh được điều gì?…
56.
a) “Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa” – bộ phận định ngữ của danh từ “hoa sấu”.
b) Viết theo lôì đảo ngữ diễn tả được vẻ đẹp độc đáo, gợi cảm và giàu ý nghĩa của hoa sấu (chuẩn bị cho sự xuất hiện hình ảnh so sánh độc đáo ở cuối câu: như cót gạo nào của khu phô bung vãi ra).
57.
Chú ý các từ “xanh mát”, “trắng” trong .câu thơ thứ ba và thứ tư. Các tính từ này thường được diễn đạt như sau : bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ (xanh mát bóng cây, trắng cánh buồm) làm cho hai tính từ được chuyển loại (xanh mát, trắng mang đặc điểm của động từ) – có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc.
(Tham khảo vài cách diễn đạt tương tự như trên: “Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” – Trần Đăng Khoa; “Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh” – Nguyễn Duy; “Xanh biếc dòng sông những bóng thông” – Tố Hữu.)
58.
a) Biện pháp nghệ thuật nổi bật: đảo ngữ. Các câu thơ: 3, 4, 5, 6.
b) Cảm nhận về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả (qua những câu thơ có dùng biện pháp đảo ngữ): cảnh thưa thốt vắng vẻ, gợi nỗi buồn man mác; tâm trạng của tác giả cũng bâng khuâng, đượm buồn.
59.
a) Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
b) Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
c) Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
d) Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
60.
Gợi ý:
a) Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy.
c) Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.
d) Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK