Nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ, nhan đề CHiều tối đều mang theo ý nghĩa rất riêng. Với nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ, ta có thể thấy được thi sĩ họ Hàn đã bộc lộ bao cảm xúc. Nhan đề đã mở ra trước mắt chúng ta bao hình ảnh về một làng quê thanh bình, yên ả. Đó là làng quê xứ HUế chứa chan bao yêu thương, bao hoài niệm trong thi nhân. Tình cảm thi nhân được bộc lộ một cách trực tiếp khi địa danh Vĩ Dạ được bộc lộ đầy cụ thể. Còn với Chiều tối, ta thấy được khoảng thời gian cụ thể được tác giả Hồ Chí Minh thể hiện trong bài. Nhan đề đã phản ánh rất cụ thể khoẳng thời gian diễn ra cũng như cho ta thấy mạch cảm xúc trong toàn bài.
. Phân tích
I. Khổ 1: Bức tranh làng quê và con người thôn Vĩ.
a. Câu hỏi tu từ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
* Câu mở đầu bài thơ đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng đây là lời Hoàng Cúc hỏi Hàn Mặc Tử, cũng có giả thiết được đặt ra rằng đây câu tự hỏi lòng của tác giả. Dù theo ý kiến nào, câu thơ cũng đều chứa đựng nhiều tầng cảm xúc và ý nghĩa sâu xa.
* Nếu cho đây là lời của Hoàng Cúc:
+ Câu hỏi là một lời mời Hàn Mặc Tử về chơi làng quê Vĩ Dạ xứ Huế. Tại sao người hỏi lại dùng từ “về” thay vì từ “đến”? Có lẽ, thôn Vĩ đã là một nơi gắn bó, thân quen với nhà thơ. Thôn Vĩ là nhà, là quê hương, là nơi có một người con gái đang chờ đợi Hàn Mặc Tử.
+ Nếu thôn Vĩ thân thuộc với tác giả như vậy, thì câu hỏi còn là một lời hờn trách nhẹ nhàng nhưng cũng đầy nghẹn ngào “sao anh…”. Cụm từ “không về” chứa cả những giận hờn, trách cứ, cả những lo lắng, nhớ nhung.
* Nếu cho đây là lời của Hàn Mặc Tử: câu thơ chính là tiếng lòng của tác giả.
+ Cụm từ “sao anh” lại gợi lên những trắc trở, ưu tư trong lòng chủ thể trữ tình. Trong đó vẫn chứa đựng sự hờn trách, nhưng là trách bản thân, ở trạng thái mạnh mẽ hơn và cũng bất lực hơn, bởi vì nhà thơ không thể về thôn Vĩ nữa rồi.
+ Từ “về” cũng cho thấy vị trí đặc biệt của làng quê thôn Vĩ – quê hương thứ hai trong trái tim Hàn Mặc Tử. Chính vì vậy, chủ thể trữ tình càng nhung nhớ và dằn vặt, đau thương hơn khi hình ảnh đầy thân yêu, gần gũi của làng quê sông nước Vĩ Dạ hiện lên trong tâm trí.
* Tiểu kết: Dù hiểu nghĩa nào, người đọc đều tìm thấy nỗi nhớ, niềm mong mỏi và cả tình yêu thương da diết, nỗi bất lực và trăn trở của người hỏi. Điều này đã chứng tỏ tác dụng nghệ thuật lớn lao của câu hỏi tu từ được sử dụng một cách tài tình. Mở bài thơ bằng một câu hỏi chứa đựng nhiều lớp sắc thái, tác giả đã gợi ra trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ về một thôn Vĩ vừa gần vừa xa trong lòng nhà thơ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK