Bastille, hay chính xác hơn là Bastille Saint-Antoine là một pháo đài rồi trở thành một nhà tù của Paris. Công trình được biết tới qua sự kiện Chiếm ngục Bastille trong thời kỳ Cách mạng Pháp. Vị trí của Bastille ngày nay là quảng trường cùng tên, nằm trong nội ô thành phố, không xa trung tâm Paris.
Pháo đài :
Nằm ngoài cửa ô Saint-Antoine, phía Đông của Paris khi đó, Bastille ban đầu là một pháo đài và kho vũ khí. Nó được Hugues Aubriot xây dựng từ năm 1370 tới 1383, dưới thời vua Charles V, với kiến trúc gồm bốn tháp phổ biến vào thời kỳ này. Các tháp còn lại được xây thêm vào khoảng thời gian về sau. Pháo đài Bastille dài 33 mét, rộng 34 mét và các tháp cao 24 mét, được bao quanh bằng hào nước rộng 25 mét, sâu 8 mét lấy nước từ sông Seine. Tám ngọn tháp của pháo đài mang tên Coin, Chapelle, Trésor, Comté, Bertaudière, Basinière, Puits và Liberté. Vọng lâu Vincennes cũng được xây dựng cùng thời kỳ.
Vai trò quân sự của Bastille tỏ ra rất mờ nhạt – « cứ bị vây là đầu hàng » – và một bức thành mới được xây dựng. Pháo đài được sử dụng như một kho bạc và là nơi đón tiếp của François I. Trong thời chiến tranh Tôn giáo, vụ binh biến năm 1588, pháo đài Bastille đầu hàng ngày 15 tháng 5.
Năm 1602, Công tước Sully mang tới đây ngân khố của hoàng gia, trữ trong tháp Trésor. Vì vậy nó còn mang tên « buffet du roi », tức tủ của vua.
Nhà tù:
Bastille đã từng đôi khi được sử dụng như một nhà ngục dưới thời Louis XI. Nhưng phải tới thế kỷ 17, hồng y Richelieu mới cải tạo nó thành nhà tù. Một phần Bastille là nhà tù dành cho giới giàu có và quý tộc: tiện nghi, phòng giam lớn, đồ ăn ngon và có cả người phục vụ. Hầu tước Sade từng bị giam giữ ở Bastille năm năm rưỡi. Số tù nhân ở đây không bao giờ vượt quá 45. Phần còn lại của Bastille là nhà tù bình thường, gồm cả nhà ngục, hầm giam kín, dành cho những người tù khác. Trong số tù nhân đó có Jean Henri, một quý tộc bình thường nhưng nổi tiếng vì các cuộc vượt ngục.
Nhưng như tất các nhà tù khác, Bastille là biểu tượng của quyền lực hoàng gia.
Pháo đài
Nằm ngoài cửa ô Saint-Antoine, phía Đông của Paris khi đó, Bastille ban đầu là một pháo đài và kho vũ khí. Nó được Hugues Aubriot xây dựng từ năm 1370 tới 1383, dưới thời vua Charles V, với kiến trúc gồm bốn tháp phổ biến vào thời kỳ này. Các tháp còn lại được xây thêm vào khoảng thời gian về sau. Pháo đài Bastille dài 33 mét, rộng 34 mét và các tháp cao 24 mét, được bao quanh bằng hào nước rộng 25 mét, sâu 8 mét lấy nước từ sông Seine. Tám ngọn tháp của pháo đài mang tên Coin, Chapelle, Trésor, Comté, Bertaudière, Basinière, Puits và Liberté. Vọng lâu Vincennes cũng được xây dựng cùng thời kỳ.
Vai trò quân sự của Bastille tỏ ra rất mờ nhạt – « cứ bị vây là đầu hàng »[1] – và một bức thành mới được xây dựng. Pháo đài được sử dụng như một kho bạc và là nơi đón tiếp của François I. Trong thời chiến tranh Tôn giáo, vụ binh biến năm 1588, pháo đài Bastille đầu hàng ngày 15 tháng 5[2].
Năm 1602, Công tước Sully mang tới đây ngân khố của hoàng gia, trữ trong tháp Trésor. Vì vậy nó còn mang tên « buffet du roi », tức tủ của vua[3].
Nhà tù
Bên trong Bastille, 1785
Bastille đã từng đôi khi được sử dụng như một nhà ngục dưới thời Louis XI. Nhưng phải tới thế kỷ 17, hồng y Richelieu mới cải tạo nó thành nhà tù. Một phần Bastille là nhà tù dành cho giới giàu có và quý tộc: tiện nghi, phòng giam lớn, đồ ăn ngon và có cả người phục vụ. Hầu tước Sade từng bị giam giữ ở Bastille năm năm rưỡi. Số tù nhân ở đây không bao giờ vượt quá 45. Phần còn lại của Bastille là nhà tù bình thường, gồm cả nhà ngục, hầm giam kín, dành cho những người tù khác. Trong số tù nhân đó có Jean Henri, một quý tộc bình thường nhưng nổi tiếng vì các cuộc vượt ngục.
Nhưng như tất các nhà tù khác, Bastille là biểu tượng của quyền lực hoàng gia.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK